Ở một nơi “nhĩ mục quan chiêm”,ẽchuẩnhoacuteaxưnghocirccocircngsởkèo bóng đá vn hôm nay phải tiếp xúc, giao tiếp với người dân hằng ngày như công sở, việc xưng hô “loạn cào cào” như thế dù chỉ trong nội bộ cơ quan đó, cũng thể hiện sự luộm thuộm, thiếu chuyên nghiệp, không nghiêm túc của một cơ quan nhà nước dưới tai mắt người dân. Do vậy, Bộ Nội vụ - Viện Khoa học tổ chức nhà nước đã chủ động lập Đề án “Chuẩn văn hóa công sở” và sẽ tổ chức hội thảo về văn hóa công sở để lấy ý kiến trình Chính phủ ra nghị định về xưng hô trong công sở nhằm chỉnh đốn tình trạng xưng hô bát nháo đang tồn tại trong cơ quan công quyền. Chung quanh động tác cầu thị của Bộ Nội vụ, đã có nhiều luồng dư luận phản hồi với việc làm này. Theo đó, bên cạnh đa số ý kiến ủng hộ đề án cũng đã có không ít quan điểm băn khoăn về tính khả thi của cuộc “cải cách” này, mà những lý do chính là:
Thói quen:Người Việt có thói quen xưng hô theo tuổi tác. Tại các cơ quan cũng chịu ảnh hưởng thói quen này. Với tiếng Anh, một chữ “you” có thể dùng để gọi (cho) nhiều người: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, bạn bè, cấp trên, cấp dưới..., thì tiếng Việt có đến 32 đại từ nhân xưng, một người có thể dùng (cho) nhiều chữ gọi. Và thông thường thì căn cứ vào tuổi tác để xưng hô, ít đặt nặng vào chức vụ, vai vế. Ví dụ: Là sui gia nhưng bà sui 38 tuổi không dám gọi ông sui 83 tuổi là anh theo vị thế ngang hàng, mà kính cẩn gọi bằng cụ hoặc bác. Cũng vậy, một nhân viên nhỏ tuổi khó có thể gọi sếp lớn tuổi bằng anh, mà thường là “thưa chú hoặc thưa bác”.
Văn hóa:Tiến sĩ Đinh Hồng Hải thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa cho rằng xưng hô ở Việt Nam chính là văn hóa. Nó phụ thuộc vào ngữ cảnh và có tính tương đối cao. Do vậy không nên luật hóa việc xưng hô, vì văn hóa không thể áp đặt bằng ý chí. Mặt khác, một nghị định muốn khả thi thì phải có biện pháp chế tài. Nếu thực tế quá sinh động thì luật không thực hiện được, cuối cùng sẽ thành luật “treo” (Nhận xét này rất xác đáng, người ta khó thể gọi là bác Lợi (Lê Lợi), bác Đạo (Trần Hưng Đạo) như ý của tác giả Nguyễn Văn Mỹ trên Báo Thanh niên nhưng do ngữ cảnh, nếu không gọi là Bác Hồ (Chủ tịch Hồ Chí Minh), bác Giáp (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) mà gọi là ông hoặc ngài thì lạ lẫm và xa cách với người Việt).
Chuẩn hóa xưng hô nơi công sở tưởng chừng có thể giải quyết đơn giản bằng một mệnh lệnh chỉ đạo hoặc một công văn yêu cầu nhưng hóa ra không dễ dàng thực thi trong thực tế, khi mà thói quen và nền nếp văn hóa đã ăn sâu vào não trạng của người Việt. Còn về vị trí, góc độ của người dân thì việc xưng hô trong cơ quan, đơn vị nhà nước như thế nào không quan trọng. Nếu thay đổi xưng hô để được dân chủ, lịch sự, văn minh hơn... thì quá tốt. Cái quan trọng đối với người dân là cơ quan công quyền cần phục vụ nhân dân với tinh thần tích cực do dân, vì dân, tôn trọng dân, tránh cảnh hoạnh họe, hạch sách, chèn ép, hành hạ, áp đặt, làm khó người dân... Bởi từ nhiều năm nay, đó đây trong nước có nhiều trường hợp người dân bị thiệt hại, khốn đốn, sống dở chết dở, thậm chí tiêu tan tài sản, gia đình ly tán... vì cung cách làm việc, giải quyết, xử lý của cơ quan công quyền, chứ chưa có người dân nào phải khổ sở vì cách xưng hô của các cơ quan này cả!
Thảo Anh