Tự đánh mất cơ hội
Sau hơn 2 năm hợp tác với các nhà sản xuất Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng linh phụ kiện cao su,ềuràocảntrongkếtnốicôngnghiệphỗtrợbảng xếp hạng j1 nhật bản Công ty Cao su Minato Rubber 100% vốn đầu tư Nhật Bản đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Hà Nam. Ông Lương Hà Nam, quản lý phụ trách thị trường Việt Nam cho biết, bên cạnh hoạt động hợp tác với nhà cung ứng nội địa, việc đầu tư xây dựng nhà máy nhằm giúp công ty phân tán rủi ro khi kinh doanh tại Việt Nam.
Đánh giá cao tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ, ông Nam cho biết hiện có nhiều tập đoàn đa quốc gia đầu tư tại Việt Nam đã mở ra cơ hội cho các nhà cung ứng linh phụ kiện nội địa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chỉ một số lượng nhỏ các nhà cung ứng nội địa đáp ứng được yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Do đó, với vị trí là nhà trung gian XK các linh phụ kiện cho các tập đoàn nước ngoài, để hạn chế rủi ro khi hợp tác với các nhà thầu nội, Công ty Minato Rubber đã quyết định đầu tư nhà máy sản xuất tại Việt Nam để mở rộng khả năng cung ứng.
Thực tế cho thấy, nhiều nhà XK linh phụ kiện trung gian của Nhật Bản đang có xu hướng chuyển dịch đầu tư, thay vì tìm các nhà cung ứng nội địa, mà trực tiếp đầu tư nhà máy sản xuất để XK các sản phẩm. Bởi theo nhiều DN Nhật Bản, năng lực cung ứng của các DN công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn hạn chế, không thường xuyên đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn từ các tập đoàn nước ngoài, nên chỉ có rất ít các DN trở thành đối tác trực tiếp với các tập đoàn đa quốc gia. Đặc biệt, trong khi các nhà sản xuất lớn trên thế giới luôn đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi khắt khe với nhà cung ứng thì lại có không ít DN Việt Nam vẫn chưa chủ động trong việc mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất theo yêu cầu của các đối tác nước ngoài.
Cần chính sách đồng bộ
Theo ông Nguyễn Đông Viên, Giám đốc Nhà máy Công ty Enshu Sanko Việt Nam, mặc dù các sản phẩm công nghiệp phụ trợ của DN Việt Nam không “thua kém” gì các sản phẩm cùng loại trong khu vực, nhưng điểm yếu của DN nội là thiếu chính sách đầu tư và phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường, nên thường bị các tập đoàn lớn “loại” ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu. “Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản như EVN mong muốn tìm kiếm các nhà cung cấp từ Việt Nam, nhưng có không ít DN trong ngành lại chưa có định hướng phát triển đầy đủ, khiến cho chúng tôi phải cân nhắc rất nhiều. Bởi có rất ít nhà cung cấp nội địa chủ động tìm đến chúng tôi, mà để tìm được một đối tác có chất lượng và ổn định phải mất rất nhiều thời gian, trong khi các DN nội lại muốn đánh nhanh thắng nhanh, nên rất khó để hợp tác lâu dài. Thực tế có không ít nhà sản xuất đã phải nản lòng khi tìm kiếm các hãng nội”, ông Viên nói.
Theo Cơ quan Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Hà Nội, tiềm năng hợp tác trong ngành công nghiệp hỗ trợ của các DN Việt Nam với các nhà XK, tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản cũng như nhiều nước trên thế giới đang rất rộng mở. Đặc biệt, sự quan tâm của các DN trong ngành sản xuất chế tạo Nhật Bản tới Việt Nam ngày càng tăng lên, thế nhưng khả năng cung ứng và tỷ lệ nội địa hoá linh kiện, nguyên phụ liệu của các DN Việt Nam chỉ đạt 27,8%, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan và Trung Quốc chiếm tới 50 – 60%. Hiện, chỉ có khoảng 45% DN mua các linh phụ kiện từ các nhà sản xuất trong nước.
Theo các chuyên gia, việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hội nhập và thúc đẩy ngành công nghiệp Việt Nam. Cũng bởi, việc hoạch định chiến lược và có chính sách hỗ trợ phù hợp sẽ giúp các DN xây dựng chiến lược đầu tư theo yêu cầu của thị trường, từ đó DN nội vượt qua rào cản trong việc tiếp cận vào chuỗi cung ứng thế giới. Cũng bởi, nhiều DN nội mặc dù nhận thấy những điểm yếu và yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, năng lực cung ứng, nhưng do thiếu vốn đầu tư và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền nên có không ít DN phải chấp nhận để cho các đơn hàng “tuột” khỏi tay.
Linh Sơn
顶: 89377踩: 3823
【bảng xếp hạng j1 nhật bản】Nhiều rào cản trong kết nối công nghiệp hỗ trợ
人参与 | 时间:2025-01-24 23:48:01
相关文章
- Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- Phía sau thương vụ S
- IS tung video thiêu sống viên phi công người Jordan al
- Nhật Bản nối lại hạt nhân lần đầu tiên sau 2 năm ngủ yên
- Sông Sài Gòn bị sạt lở
- Thủ lĩnh số 2 của Nhà nước Hồi giáo tự xưng bị tiêu diệt ở Iraq
- CSIS: Trung Quốc chuẩn bị xây đường băng thứ 2 ở Trường Sa
- IS xác nhận hành quyết một con tin Nhật
- Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- Nga tạm hoãn kế hoạch mua sắm quốc phòng
评论专区