【bảng xếp hạng giải a league úc】CPTPP: Xác định lợi thế để nắm bắt cơ hội, ứng phó thách thức

cptpp

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: T.U

Các chuyên gia nhận định tại Hội thảo CPTPP – Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam,ácđịnhlợithếđểnắmbắtcơhộiứngphótháchthứbảng xếp hạng giải a league úc được tổ chức sáng 28/11 tại Hà Nội.

Lần đầu tiên cam kết cắt giảm 100% dòng thuế

Phát biểu tại hội thảo, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết, Quốc hội vừa phê chuẩn CPTPP. Đây được xem là hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba thế giới hiện nay.

Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế, trong đó 65,8% số dòng thuế sẽ về 0% ngay khi CPTPP có hiệu lực; 85,5% về 0% vào năm thứ 4; 97,8% về 0% vào năm thứ 11; các mặt hàng còn lại (được xem là nhạy cảm) cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu với lịch trình tối đa vào năm thứ 16, hoặc theo hạn ngạch thuế quan.

Khi tham gia CPTPP, Việt Nam lần đầu tiên cam kết cắt giảm 100% dòng thuế, tức là 100% biểu thuế của các thành viên CPTPP sẽ được đưa về 0% theo lộ trình. “Thuế nhập khẩu toàn bộ hàng công nghiệp sẽ được đưa về 0%, thậm chí có nước dành cho Việt Nam trên 90% mặt hàng thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực như Canada, Nhật Bản...

Bên cạnh đó, các mặt hàng hải sản như tôm, cá ngừ đại dương, hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện tử, cao su… của Việt Nam cũng nằm trong danh sách được hưởng lợi ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, hoặc sau 3 - 5 năm”, ông Khanh phân tích.

Cũng theo ông Khanh, CPTPP hứa hẹn mang đến cho Việt Nam cơ hội kết nối tốt nhất, động lực để cải cách thể chế mạnh mẽ, thu hút đầu tư và xuất khẩu. Đặc biệt, những ưu đãi thuế quan này chính là cơ hội “vàng” để DN Việt tận dụng các cơ hội, phát triển và mở rộng thị trường, nhất là đối với những mặt hàng chúng ta đang có thế mạnh vượt trội như nông thủy sản, sắt thép, hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện tử, cao su…

Còn theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính, CPTPP cho chúng ta nhiều cơ hội không chỉ đến từ việc giảm thiểu các mức thuế suất, giảm thiểu hàng rào thuế quan và phi thuế quan…, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để DN có thể tiếp cận được các công nghệ mới, nâng cao năng lực sản xuất hơn.

DN cần có tầm nhìn và kỹ năng

Tuy nhiên, DN cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các vụ kiện phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng, hay sự bảo hộ chặt chẽ bởi tuy được giảm thuế mạnh, nhưng hàng hóa của Việt Nam chưa đáp ứng tốt hàng rào kỹ thuật của các nước.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đánh giá, vấn đề tầm nhìn và xây dựng chiến lược hiện vẫn là điểm yếu của DN. Theo ông Phạm Mạnh Cổn - Giám đốc Công ty Eltek Việt Nam, DN trong nước còn rất yếu về việc tiếp cận và kết nối thông tin. DN ít trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau, ít nhất là trong ngành, lĩnh vực của mình.

Còn theo bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, ngành da giày vẫn chủ yếu gia công xuất khẩu nên tính chủ động của các DN nhỏ và vừa rất hạn chế, thậm chí khách hàng phải chủ động tìm đến DN.

Theo ông Ngô Chung Khanh, chỉ hơn một tháng nữa, ngay sau khi CPTPP có hiệu lực sẽ tác động đến các DN cũng như nền kinh tế Việt Nam. Do đó, cả phía Nhà nước và DN cần nhanh chóng nhận diện được cơ hội và thách thức, tìm hiểu kỹ về các cam kết của Việt Nam để thực thi chính xác, hiệu quả cũng như xác định lợi thế của mình, từ đó tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thêm vào đó, theo các chuyên gia, một trong những giải pháp quan trọng là Nhà nước hỗ trợ, DN chủ động tiếp cận thông tin chính thống, kết nối và liên kết với nhau. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần xem xét lại cơ sở hạ tầng, logistics để hỗ trợ tốt nhất cho DN.

Còn theo TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, DN cần phải nhìn vào thực tiễn và rút ra được kinh nghiệm cho bản thân. Câu chuyện "thẻ vàng" của EU đối với thủy sản Việt Nam là bài học lớn mà các DN cần phải lưu tâm.

“Để có thể tận dụng được các cơ hội từ CPTPP, các DN cần phải nắm được quy định có liên quan tới DN mình, tìm cách đáp ứng các yêu cầu đó. Ví như khi xuất khẩu thủy sản, không chỉ đảm bảo rằng đó là sản phẩm sạch mà còn phải đảm bảo cả về quy trình đánh bắt, tính hợp pháp của vùng biển đánh bắt và phải đáp ứng cả yêu cầu về môi trường” - ông Thành nhấn mạnh.

Mặt khác, theo ông Khanh, DN Việt cần phải đào được “mỏ vàng” ngay trong nước, chiếm lĩnh được thị trường tiềm năng với hơn 90 triệu dân mà rất nhiều DN nước ngoài đang nhòm ngó./.

Tố Uyên

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
下一篇:'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau