【lịch bóng đá hôm nay ngoại hạng】Tỷ giá trong nước khó “nổi sóng”
作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 23:48:04 评论数:
Sóng khó nổi
Tại phiên họp cuối năm diễn ra trong hai ngày 12-13/12/2017,ỷgiátrongnướckhónổisólịch bóng đá hôm nay ngoại hạng FED quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% lên 1,25-1,5%, đồng thời giữ nguyên kế hoạch tăng lãi suất trong năm 2018-2019 do dự luật của chính quyền Mỹ về cắt giảm thuế sẽ chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ trong ngắn hạn, nghĩa là FED có thể tăng lãi suất thêm 3 lần nữa trong năm 2018. Như vậy, lần tăng lãi suất cuối năm 2017 là đợt tăng lãi suất lần thứ năm kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và là đợt tăng lãi suất lần thứ ba trong năm nay, phù hợp với kỳ vọng của thị trường.
Trên thị trường thế giới, ngay sau khi có quyết định của FED, đồng USD có phiên sụt giảm mạnh, chỉ số USD Index (chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD với rổ 6 loại tiền tệ khác) sụt giảm 0,7% xuống 93,44 điểm. Theo các chuyên gia, diễn biến này không những đến từ quan điểm thận trọng của FED về diễn biến lạm phát mà còn từ tình hình chính trị Mỹ cũng như thế giới. Tuy nhiên, sau nhiều phiên giảm điểm, tính tới phiên giao dịch ngày 18/12, chỉ số USD Index đã tăng 0,22% lên 93,84 điểm.
Mặc dù vậy, tại thị trường Việt Nam, tỷ giá không có nhiều thay đổi cũng như biến động, chỉ có một vài “gợn sóng” sau thời điểm FED công bố lãi suất mới. Vào sáng 18/12, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 22.439 đồng, giảm 2 đồng so với cuối tuần qua. Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá vẫn dao động phổ biến quanh mức 22.670-22.750 VND/USD (mua vào – bán ra), gần như không đổi trong vài tháng trở lại đây.
Thực tế, năm 2017 có thể coi là năm thành công trong điều hành tỷ giá của NHNN, tỷ giá luôn giữ được sự ổn định, mặc dù tỷ giá trung tâm lúc tăng, lúc giảm nhưng tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại và thị trường tự do ổn định, thậm chí có xu hướng giảm. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tính đến ngày 24/11/2017, tỷ giá trung tâm ở mức 22.430, tăng 1,22% so với đầu năm. Trong khi đó, tỷ giá NHTM giảm 0,19%, tỷ giá thị trường tự do giảm 1,45% so với đầu năm.
Nguyên nhân của tình hình trên là do thị trường ngoại hối vẫn đang được hỗ trợ nhiều từ các yếu tố: Chỉ số USD Index nhiều phiên giảm liên tiếp, giảm áp lực đáng kể lên tỷ giá USD/VND. Cung ngoại tệ được hỗ trợ đáng kể khi cán cân thương mại xuất siêu trở lại và dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng khá. Tính chung 11 tháng năm 2017 xuất siêu 2,8 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện 11 tháng ước tính đạt 16 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2016. Chênh lệch giữa lãi suất huy động VND và USD vẫn nghiêng về việc nắm giữ VND. Dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục 46 tỷ USD, tạo dư địa khá tốt trong việc ổn định tỷ giá.
Ngoài ra, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực, tỷ giá trong nước không bị ảnh hưởng bởi FED là do việc tăng lãi suất đã được DN, các định chế tài chính dự phòng, tính vào giá cả trong năm. Bên cạnh đó, tỷ giá còn được hỗ trợ bởi mục tiêu chống “đô la hóa” của NHNN, các biện pháp hạn chế vay mượn ngoại tệ cùng sự ổn định của giá vàng. Do đó, tác động của FED lên thị trường ngoại hối là không nhiều.
Tác động từ những dòng tiền mới
Chỉ còn ít ngày nữa là thế giới sẽ bước sang năm 2018 và thị trường được dự đoán sẽ có ít nhiều thay đổi, tác động lên tình hình tiền tệ trong nước. Nhưng theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Bộ phận Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), các nhân tố hỗ trợ cho tỷ giá là tương đối vững chắc nhờ đóng góp của khối FDI và việc Việt Nam tiếp tục xuất siêu, điều này sẽ tạo thặng dư cán cân tổng thể và ổn định tỷ giá.
Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế còn nhìn nhận khía cạnh lạc quan khi xuất hiện dòng tiền đến từ tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước. Nếu các mục tiêu cổ phần hóa của Chính phủ và các bộ, ngành được thực hiện thành công, theo đúng lộ trình, nền kinh tế sẽ có thêm nguồn tiền lớn, đặc biệt là nguồn ngoại tệ từ nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian ngắn, càng làm tăng thêm sự vững chắc cho thị trường ngoại hối Việt Nam trong năm 2018.
Nhấn mạnh về thành công của NHNN trong việc điều hành tỷ giá, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã cho rằng, mức dự trữ ngoại hối kỷ lục 46 tỷ USD sẽ là dự trữ an toàn cho Việt Nam trước nhiều biến động trong tương lai. Vì thế, nhiều chuyên gia đã khuyến nghị NHNN cần tiếp tục duy trì tỷ giá USD/VND trong một biên độ hẹp, cho phép tỷ giá trung tâm mất giá 1,4% trong 10 đến 11 tháng đầu năm 2018. Cách làm đó giúp duy trì tỷ giá thực đa phương (REER) ở mức cao đối với đồng nội tệ và tạo điều kiện tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối thêm khoảng 5 tỷ USD trong ba quý đầu năm.
Có thể thấy, ổn định tỷ giá cùng mức tăng trưởng của dự trữ ngoại hối hiện nay đã tạo sự an tâm lớn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này sẽ góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam vững vàng trước những biến động của kinh tế thế giới.