Nhận Định Bóng Đá

【điểm xếp hạng người chơi man utd gặp real betis】“Nhìn từ Huế II” cùng Dương Phước Thu

字号+ 作者:Empire777 来源:Nhận Định Bóng Đá 2025-01-11 06:04:36 我要评论(0)

Bìa sách “Nhìn từ Huế II”Năm 2016, Dương Phước Thu ấn hành tập bút ký văn hóa, lịch sử Nhìn từ Huế ( điểm xếp hạng người chơi man utd gặp real betis

Bìa sách “Nhìn từ Huế II”

Năm 2016,ìntừHuếIIcùngDươngPhướđiểm xếp hạng người chơi man utd gặp real betis Dương Phước Thu ấn hành tập bút ký văn hóa, lịch sử Nhìn từ Huế (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) và đây là tập Nhìn từ Huế II (Nhà xuất bản Thuận Hóa). Cuốn sách này tập hợp 26 bài bút ký và tư liệu lịch sử anh viết trong thời gian gần đây. Nhà văn nghĩ và bàn về giọng Huế, về chùa Thiên Mụ, đặt tên đường ở thành phố Huế, nơi nguyên táng Đại thi hào Nguyễn Du, tết ở làng Mỹ Lợi, văn hóa tâm linh Huế... và công bố những tư liệu mới về hoạt động của những trí thức nổi tiếng gắn bó với cách mạng ở Huế, như Giáo sư Nguyễn Lân, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Nhà thơ - nhà báo Vĩnh Mai …

Nhìn từ Huế II của Dương Phước Thu đã tạo nên sự đồng cảm sâu sắc của người đọc. Bàn về giọng Huế bây chừ khác chi xưa, Dương Phước Thu lý giải rất chính xác: “Thú thật thì, tiếng Huế bây giờ có đôi chút khác xưa. Bởi xứ Huế là đất hội tụ, vì thế nên âm giọng và ngữ điệu cũng được pha trộn của nhiều vùng, nên khó có một tiếng nói chuẩn như giọng Kinh ngày xưa…Tuy nhiên, vẫn còn số đông người lớn tuổi sống trong các nhà vườn, phủ đệ và các làng quê thì vẫn giữ được “giọng Huế rặc”. “Một nghệ sĩ lão luyện ở Nhà hát Ca kịch Huế nói… tiếng Bắc, tiếng Trung, tiếng Nam, tiếng vùng nào người diễn viên sân khấu cũng có thể giả giọng được… Nhưng riêng về âm điệu giọng Huế thì rất khó. Dù người diễn viên có luyện tập xuất sắc đến đâu mà khi nói vẫn lòi cái đuôi giả giọng Huế ra”. Về tên gọi chùa Thiên Mụ hay Linh Mụ”, tác giả bàn rất lý thú. Thiên Mụ Tự là chùa do chúa Nguyễn Hoàng sai dựng và đặt tên. Đến thời vua Tự Đức (1862), nhà vua xuống dụ bắt đổi tất cả các tên có kèm chữ Thiên thành chữ khác, vì Thiên là trời, linh thiêng hơn cả. Từ đó, làng Thiên Tùy (Quảng Điền) thành làng Xuân Tùy, làng Thiên Lộc (Huế) thành làng Thọ Lộc, huyện Thiên Lộc (Hà Tĩnh) thành huyện Can Lộc, chùa Thiên Mụ thành Linh Mụ. Đến năm 1869, nhà vua lại ban dụ thôi không kiêng chữ Thiên nữa, nhưng người dân Huế vẫn quen gọi là chùa Linh Mụ…

Về “Nơi nguyên táng Đại thi hào Nguyễn Du ở Huế”, Dương Phước Thu bàn rất chí lý, chí tình. Cụ Nguyễn Du mất ngày 16/9/1820 vì bệnh dịch tả, lúc ông 56 tuổi. Thân hữu đưa thi hài Nguyễn Du đến an táng tại cánh đồng Bàu Đá (Thạch Bàu) Hậu Thôn, nay Hậu Thôn thuộc tổ 2, Khu vực 1, phường Kim Long. Năm 1824, di cốt Nguyễn Du đã được gia đình cải táng đưa về quê nội Tiên Điền, Hà Tĩnh “thế nhưng nơi ấy vẫn được bà con Hậu Thôn và con cháu họ Mai Khắc kính truyền đời, lưu giữ cái chỗ nguyên táng Đại thi hào và âm thầm bảo vệ! Từ đó nhà văn đề nghị vấn đề đáng quan tâm: “Hậu thế phải làm một cái gì đó cho cái chỗ linh thiêng này, chẳng hạn xây dựng nơi đây thành một nhà bia tưởng niệm, hay một công trình văn hóa ghi dấu tích một nhà thơ lớn của đất nước… Biến cánh đồng Bàu Đá thành một chốn linh thiêng, nơi thường lui tới của những người nghiên cứu và yêu mến văn chương và Truyện Kiều…"

Trong sách Nhìn từ Huế II, nhà văn Dương Phước Thu còn bàn rất sâu, rất thuyết phục về “Văn hóa tâm linh và du lịch Huế”. Anh cho rằng, “Thừa Thiên Huế là cuộc địa lưu giữ quá nhiều cơ sở..., dày đặc những kiếm ấn văn hóa tâm linh… ngoài những thành quách cung điện, lăng vua mộ chúa, chùa quán, đền miếu… thuộc về di sản văn hóa nhà Nguyễn để lại, đã và đang phát huy các giá trị của nó, thì nơi đây vẫn còn có một khối lượng khá lớn về loại hình văn hóa tâm linh nói riêng đang còn bỏ trống hoặc chỉ mới gợi mở trong khi con người đang mong mỏi, đang dò dẫm tìm đến những nơi chốn ấy để tự hóa giải những điều khó lý giải”.

Không chỉ nói và viết, nhà văn Dương Phước Thu còn có công rất lớn trong việc xây dựng hồ sơ phục dựng lại Khu di tích Lịch sử cách mạng Chín Hầm và dành nhiều năm nghiên cứu tư liệu để Thừa Thiên Huế xây dựng mới ngôi đền thờ Huyền Trân Công Chúa, người có công rất lớn với vùng đất Thuận Quảng và cả nước từ 700 năm trước.

Trong sách Nhìn từ Huế II, Dương Phước Thu đã kỳ công tìm kiếm tư liệu và kể lại những câu chuyện cảm động như chuyện Giáo sư Nguyễn Lân - người Việt đầu tiên làm Đốc lý thành phố Huế; Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp với cái Tết Độc lập đầu tiên ở Huế; Bức thư đầu tiên của Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp gửi đồng bào Quảng Bình; Tuần lễ khoai ở Huế; Lá thư Bác Hồ gửi cho “Trại nhà nghèo” ở Quảng Ngãi; Chuyện con dấu củ khoai của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân; một số tư liệu mới tìm thấy; Về sự ra đời báo Tiếng Dân ở Huế của cụ Huỳnh Thúc Kháng; Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, một nhà cách mạng, nhà báo cộng sản xuất sắc sống, hoạt động trong lòng địch; Nhà thơ - nhà báo Vĩnh Mai làm nhật báo Quyết chiến lưu lại nhiều tư liệu quý giá về một giai đoạn sôi động trước và sau Cách mạng Tháng 8/1945…

Nhìn từ Huế II còn nhiều những tư liệu lịch sử quý lần đầu được tác giả Dương Phước Thu phát hiện như Về bản chương trình điều lệ Công an Thuận Hóa năm 1946, ngày và nơi ra đời của tổ chức tiền thân Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế...

NGÔ MINH

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017

    Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017

    2025-01-11 05:35

  • Best conditions possible provided to foreign media during Congress: Spokesperson

    Best conditions possible provided to foreign media during Congress: Spokesperson

    2025-01-11 05:13

  • Việt Nam calls for UNSC’s leadership in fighting COVID

    Việt Nam calls for UNSC’s leadership in fighting COVID

    2025-01-11 05:03

  • Việt Nam's external relations in 2020: mettle and new posture

    Việt Nam's external relations in 2020: mettle and new posture

    2025-01-11 04:23

网友点评