Xã Công Sơn (Cao Lộc,ĐámcướiLạngSơnchúrểváilạyhơnlầncôdâuthayáogiữađườtỷ số croatia hôm nay Lạng Sơn) là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Dao thuộc ngành Dao Lù Gang. Nơi đây không chỉ có khí hậu ôn hòa, trong lành mà còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Dao. Trong đó phải kể đến nghi lễ đám cưới truyền thống.
Anh Triệu Chằn Sửu - cán bộ văn hóa xã Công Sơn chia sẻ: ‘Tôi cũng là người Dao Lù Gang. Cuộc sống hiện đại, đám cưới của bà con dân tộc Dao đã có nhiều nét đổi mới như: Cô dâu chú rể chụp ảnh cưới, thủ tục bớt rườm rà hơn nhưng nhìn chung, những nghi thức quan trọng vẫn được bảo tồn và phát huy’.
Người Dao ở Lạng Sơn vẫn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo trong đời sống của mình. |
Thách cưới và quan niệm gả - bán xưa
Theo anh Sửu, thời xưa, người Dao Lù Gang quan niệm ‘cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy’. Tuy nhiên, ngày nay các nam thanh, nữ tú được quyền tự do tìm hiểu. Khi tình cảm chín muồi, họ đặt vấn đề với hai bên gia đình về việc cưới xin.
Nhà trai sẽ cử đại diện sang nhà gái thưa chuyện, xin tên tuổi, ngày sinh của cô dâu nhờ thầy xem. Lần thứ 2 gặp mặt, hai bên chính thức bàn bạc về đám cưới, lễ vật.
‘Xưa kia, người Dao có tư tưởng gả - bán con gái nên nhà cô dâu thường thách cưới cao. Ngoài 100 đồng bạc trắng, nhà trai phải có vài tạ thịt lợn, gà trống mái, 100 lít rượu, quần áo, trang sức cho cô dâu….
Sau này tư tưởng thay đổi, việc thách cưới chỉ còn là hình thức, tùy thuộc vào gia cảnh hai bên.
Lễ vật chỉ cần 6 đồng bạc trắng hoặc thay bằng vòng cổ, vòng tay, tiền mặt… Với trang phục cưới của cô dâu, nhà trai có thể đưa tiền để nhà gái tự chuẩn bị. Gia đình nào tiết kiệm, cô dâu còn dùng lại đồ cưới của mẹ chồng', anh Sửu cho biết.
Bên cạnh lễ vật, nhà gái cũng thông báo cho nhà trai số người trong đoàn đưa cô dâu về nhà chồng, để nhà trai bố trí chỗ ăn nghỉ, thuê xe trong trường hợp nhà gái ở xa. Đồng thời, nhà trai có trách nhiệm chuẩn bị thịt lợn, gà, xôi biếu người lớn tuổi, họ hàng cô dâu hôm cưới.
Sau khi thống nhất được lễ vật, nhà trai mời thầy xem ngày lành, tháng tốt tổ chức cưới cho đôi trẻ.
Chú rể quỳ lạy hàng trăm lần, cô dâu thay áo giữa đường
Vị cán bộ văn hóa xã chia sẻ thêm, ngày cưới, đồng bào dân tộc Dao Lù Gang quan trọng nhất là giờ cô dâu ra khỏi nhà mình và bước vào nhà chồng.
Cô dâu khởi hành về nhà chồng vào giờ nào phụ thuộc vào thầy xem. Nhiều trường hợp, cô dâu phải rời nhà từ lúc 1 - 2 giờ sáng và vào nhà chú rể lúc trời còn tờ mờ sương.
Trang phục truyền thống của bà con dân tộc Dao Lù Gang. |
‘Thông thường, các cô dâu Lù Gang về nhà chồng vào lúc sáng sớm. Ngoài của hồi môn, cô dâu Dao Lù Gang chuẩn bị 2 bộ trang phục. Một bộ lúc rời nhà bố mẹ đẻ và một bộ thay trước khi bước vào nhà trai.
Trang phục của cô dâu gồm khăn che mặt, áo dài nhiều lớp, 4 thắt lưng. Tất cả thêu chỉ màu rực rỡ, cầu kỳ.
Trước khi vào cổng nhà trai, đoàn nhà gái dừng lại dọc đường, các phù dâu phụ giúp thay đồ mới cho cô dâu. Lúc này, cô dâu đeo thêm vòng cổ, vòng tay, trang sức bằng bạc.
Mỗi bộ trang phục của cô dâu Lù Gang trung bình có từ 3 đến 10 lớp. Gia đình có điều kiện, trang phục cô dâu được may nhiều lớp hơn.
Theo tục lệ tổ tiên, chú rể Lù Gang không đi đón dâu mà ở nhà chuẩn bị các nghi thức cúng’, anh Sửu nói.
Đến giờ đẹp, đoàn đưa dâu đến trước cổng nhà trai, cô dâu được 2 phù dâu che ô. Một đại diện nhà trai mang chiếc mũ, che kín mặt cho cô dâu đội. Mọi hoạt động của cô dâu lúc này phụ thuộc vào phù dâu bên cạnh.
Trước cửa nhà trai lúc này đặt một bát nước và con dao, thầy cúng sẽ đọc bài khấn xua đuổi tà khí đã đi theo cô dâu trên đường và xin với tổ tiên cho cô chính thức làm dâu trong gia đình. Sau bài khấn của thầy cúng, cô dâu phải bước qua bát nước đó.
‘Quan niệm của bà con người Dao, con dao này xoay mũi ra phía ngoài. Bát nước sau đó sẽ được đổ đi, còn con dao gắn lên cửa nhà. Như vậy, mọi điều tốt lành sẽ đến với cô dâu’, cán bộ văn hóa xã nói thêm.
Cũng theo tục lệ, cô dâu Dao Lù Gang không được bước vào cửa chính nhà chú rể mà đi cửa phụ. Bố mẹ chồng phải tránh mặt.
Họ hàng nhà trai đại diện, đứng hai bên, đón đoàn nhà gái cùng hai người thổi kèn, thổi giai điệu vui tươi, rộn rã bằng kèn Pí Lè cho đến khi mọi người vào hết trong nhà.
Kèn Pí Lè là một nhạc cụ truyền thống hay được người Dao sử dụng vào những dịp, như: lễ hội truyền thống, lễ cúng thần lúa, thần rừng, cưới hỏi, lễ Tết… Kèn Pí Lè có thể thổi được 72 giai điệu khác nhau, phù hợp với từng bối cảnh.
Khi cô dâu bước vào nhà, nghi thức quan trọng nhất của đám cưới sẽ diễn ra. Đó là lễ tơ hồng, công nhận cô dâu chính thức là con cái trong nhà.
Thầy cúng trải chiếc chiếu hoa mới, ngồi lên và đọc bài khấn nhận dâu. Sau đó, chú rể che kín mặt, được người nhà đưa ra, cùng cô dâu bước vào chiếu hoa thực hiện lễ vái. Nghi lễ gồm: Vái gia tiên, vái thầy cúng, vái bố mẹ, anh em họ hàng nhà trai và đoàn đưa dâu họ nhà gái.
Trước đây, theo phong tục, chú rể phải vái hơn 300 lần nhưng nay việc vái lạy chỉ mang tính hình thức. Chú rể chỉ cần vái 12 lần là đủ.
Chiếc chiếu hoa làm lễ được người trong họ, có đầy đủ con trai, con gái, khỏe mạnh, trải giường đêm tân hôn cho cô dâu và chú rể.
Cô dâu, chú rể rót rượu mời họ hàng hai bên. Đây là rượu gan lợn nướng. Gan lợn được nướng lên, cắt miếng nhỏ để vào từng chén, rồi rót rượu ngâm mật nướng vào.
Người Dao cho rằng, đôi trai gái yêu nhau và ưng ý nhau thì sẽ uống hết số rượu này. Đôi nào không ưng ý nhau mà bị ép lấy thì sẽ không uống hoặc uống một nửa.
Kết thúc nghi lễ tơ hồng, gia đình chú rể dọn cỗ cưới được chuẩn bị khá chu đáo và thịnh soạn để mời khách. Tiếp đó, thầy kèn thổi lên khúc nhạc mừng cô dâu mới cho đến hết đám cưới.
Đám cưới lạ lùng, hóa giải thù hận giữa hai gia tộc ở Hưng Yên
Vì một chức vụ của làng, hai gia tộc ở Hưng Yên đã mâu thuẫn thù hằn cho tới khi đám cưới của đôi trẻ diễn ra.