Sản phẩm của Zing Deal bao gồm các vouchers (phiếu chứng nhận giảm giá) nhà hàng,ínhthứcđóngcửnhững nhà cái uy tín nhất việt nam cà phê, spa, khách sạn và một số dịch vụ giải trí có mức giá giảm từ 50% đến 90%. Theo bà Đoàn Đỗ Ngọc Thi, Trưởng phòng Truyền thông và Đối ngoại Công ty VNG, công ty sẽ đảm bảo quyền lợi của đối tác và khách hàng. Với những người đã mua hàng thành công trên Zing Deal, nếu chưa sử dụng thì vẫn được hưởng dịch vụ bình thường đến hết thời hạn ghi trên phiếu. Còn các nhà cung cấp dịch vụ sẽ được tiến hành thanh toán theo điều khoản hợp đồng đã ký. Ngoài ra, người tiêu dùng còn tiền trong ví điện tử sẽ được Zing Deal hoàn lại từ ngày 9-2. Cụ thể, từ ngày 9-2 đến ngày 27-2-2012 khách hàng có thể nhận lại tiền theo hai hình thức, thứ nhất, tiền từ ví điện tử Zing Deal sẽ được chuyển sang Zing Xu – đơn vị tiền dùng thanh toán tất cả các dịch vụ của VNG. Bên cạnh đó, khách hàng có thể chọn hình thức chuyển tiền từ Zing Deal qua tài khoản thẻ rút tiền mặt ATM. Khách hàng chỉ việc cung cấp đầy đủ các thông tin như tên chủ thẻ, số chứng minh thư, số tài khoản, tên ngân hàng và chi nhánh ngân hàng cho Zing Deal trước ngày 27-2-2012. Sau khi hoàn thành các thủ tục, website bán hàng đại hạ giá này sẽ hoàn tiền cho khách hàng trong vòng 2 ngày. Theo bà Thi, nguyên nhân chính của việc ngưng sản phẩm Zing Deal là do VNG tập trung nguồn lực cho chiến lược lâu dài vào thế mạnh kỹ thuật và nền tảng người sử dụng (user-platform). “Những bài học thu được trong quá trình vận hành Zing Deal là những kinh nghiệm quý giá để có thể ứng dụng cho những sản phẩm mới của công ty trong thời gian tới đây. VNG cũng khẳng định, sẽ tiếp tục theo đuổi mảng thương mại điện tử trong những năm tới”, bà Thi cho biết thêm. Ông David Trần – GĐ điều hành của trang nhommua.com cho rằng thị trường mua bán theo nhóm của Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, hiện nhóm 5 trang web là nhommua.com, hotdeal.vn, muachung.vn, cungmua.com và runhau.vn đang chiếm đến 95% thị phần. Việc Zing Deal đóng cửa không có nghĩa là mô hình bán hàng đại hạ giá qua internet có “vấn đề”, mà đây là dấu hiệu cho thấy cuộc chơi này dễ gia nhập nhưng cũng rất cạnh tranh và doanh nghiệp phải luôn đầu tư nguồn lực xứng đáng để có thể dẫn đầu thị trường. Theo ông David Trần, điểm yếu của hầu hết trang web bán hàng theo nhóm là phát triển khá nhanh dẫn đến chạy theo doanh thu mà lơ là khâu kiểm soát chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng. “Đối với nhommua.com, cuối năm 2011, chúng tôi đã được Quỹ đầu tư IDG cùng hai đối tác đến từ Nga và Đức đầu tư 60 triệu USD để kết nối với “người anh em” diadiem.com nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng mạng, khả năng cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng, và trên hết là hướng tới chiến lược phát triển bền vững”, ông David Trần cho biết. Ông Hồ Quang Khánh – GĐ trang website cungmua.com cho rằng một thách thức nữa của thị trường mua bán theo nhóm là các website phải có dung lượng thị trường đủ lớn mới giải quyết đủ các chi phí hoạt động. Theo thống kê của website dealcuatui.com, tính đến cuối năm 2011, tổng giá trị thị trường mua bán trực tuyến theo nhóm tại Việt Nam vào khoảng 33 triệu USD, với hơn 4,6 triệu vouchers và 7.600 giao dịch được thực hiện. Duy Quang |