【bxh bd nga】Khơi thông nguồn vốn cho DN
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:08:06 评论数:
Chỉ 3/10 DN đủ điều kiện vay
TS. Cao Sĩ Kiêm,ơithôngnguồnvốbxh bd nga nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam nhìn nhận, hiện nay ngân hàng có vốn, DN thì thiếu vốn, nhưng nguồn vốn lại không khơi thông được. Tính từ đầu năm, tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm tăng 5% trong khi dư nợ cho vay chỉ tăng trên 1%, cho thấy ngân hàng tuy còn vốn nhưng khả năng tiếp cận của DN còn hạn chế.
Đứng trên góc độ ngân hàng - người cho vay, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết, thời điểm này lãi suất tín dụng không còn là nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ của sản xuất kinh doanh. Gốc rễ chính là cơ cấu kinh tế không hợp lý, chi tiêu người dân giảm, thu nhập giảm, sức mua giảm. Khi các động lực tạo ra sự phát triển đều giảm thì nền kinh tế cũng khó có thể phát triển được.
Ông Vinh dẫn chứng, từ cuối năm 2012 đến nay, lượng tiền tiết kiệm tại ngân hàng đang tăng lên. Điều này chứng tỏ người dân đang lo lắng và mất niềm tin. “Không ai dám đầu tư thì DN sản xuất cho ai. Bản chất kinh tế là tiêu dùng mà không được kích thích thì ai dám chắc kinh tế phát triển được”, ông Vinh nhận định.
Cũng theo ông Vinh, cấu trúc vốn của DNNVV đang có sự bất hợp lý. Trong khi chi phí vốn chỉ chiếm khoảng 15% nhưng chi phí nguyên liệu, nhân công, các chi phí phải trả khác chiếm đến 70-80% doanh thu. Rõ ràng, chi phí vốn không phải là yếu tố duy nhất gây khó khăn cho DN. DNNVV đang hạn chế về mặt tài chính như nguồn vốn hạn chế, không có tài sản thế chấp… Bởi vậy, vị đại diện của VPBank cho biết, trong 10 DN đến làm thủ tục vay vốn, thì chỉ có khoảng 3 DN là có thể đáp ứng các điều kiện và được vay. Điều này cũng gắn với thực tiễn, nếu lấy bình quân 10 DN thì có tới 7 DN đang có tình trạng giảm sút về hoạt động sản xuất, giảm doanh số…
Đồng tình quan điểm này, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, hiện nay, nút thắt gây khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa DN với ngân hàng là do nhiều DN không có khả năng trả nợ. Trong điều kiện chính sách vĩ mô dành ưu tiên kiềm chế lạm phát thì DN sẽ càng khó khăn hơn.
Chứng minh năng lực
Để tiếp cận và sử dụng nguồn vốn hiệu quả, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ, DN phải xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hạn và dài hạn; giám sát và quản trị kế hoạch tăng trưởng cụ thể, tránh chung chung; chủ động chứng minh được năng lực, kế hoạch kinh doanh và khả năng trả nợ của mình.
Bởi vì, với chủ trương khơi thông vốn cho DN, ngân hàng cũng phải hướng vào phát triển các ngành nghề có tiềm năng hiệu quả. Các sản phẩm đặc trưng của DN là yếu tố quan trọng quyết định dòng vốn cho DN. Đây cũng là chia sẻ của ông Vinh khi nói về điều kiện để ngân hàng cho DN vay vốn.
Còn theo bà Hồng, trong điều kiện hiện nay, DN cần theo dõi đánh giá sát thị trường, diễn biến lạm phát để chủ động điều chỉnh kế hoạch kinh doanh tránh bị sốc khi chính sách thay đổi. Các DNNVV phải có mối quan hệ mật thiết và cung cấp đầy đủ các thông tin cho ngân hàng để được vay vốn.
Ngoài sự nỗ lực của DN, một tin vui cho cộng đồng DN là, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành Quỹ Phát triển DNNVV. Ông Nguyễn Trọng Hiệu, Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho hay, mục tiêu của quỹ là hỗ trợ cho DNNVV có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước.
Quỹ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhưng hoạt động theo phương thức ủy thác cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các ngân hàng thương mại khác đủ điều kiện cho vay. Các ngân hàng nhận ủy thác có nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay và chịu trách nhiệm rủi ro đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh cho vay.
Ngoài dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi thuộc danh mục ưu tiên thì DN phải đảm bảo các điều kiện như: Chủ DN có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự; đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% và đảm bảo đủ nguồn vốn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, DN phải có khả năng trả nợ trong thời hạn quy định, thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay. DN được vay từ quỹ sẽ không được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước.
“Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang gấp rút xây dựng các văn bản hướng dẫn, cũng như chuẩn bị bộ máy cho quỹ hoạt động để trình lên Thủ tướng ban hành trong thời gian sớm nhất”, ông Hiệu cho hay.
Phan Thu