【kqbd iceland】Thành công trong cơ cấu lại chi tiêu ngân sách, hỗ trợ tăng trưởng

Thể thao 2025-01-25 23:41:19 5869
Thành công trong cơ cấu lại chi tiêu ngân sách, hỗ trợ tăng trưởng
Nhờ cơ cấu hiệu quả thu - chi, Chính phủ đã có dư địa lớn hơn để hỗ trợ cho tăng trưởng. Ảnh tư liệu

Áp lực đến từ thực tiễn

Việc điều hành chính sách tài khóa có ảnh hưởng rất lớn đến cân bằng vĩ mô của nền kinh tế và tác động trực tiếp đến phương châm hoạt động của hệ thống ngân sách, cũng như hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Đến thời điểm này nhìn lại mới thấy, việc củng cố chính sách tài khóa, cơ cấu thành công ngân sách nhà nước (NSNN), giảm bội chi và nợ công đã góp phần ổn định nền tài chính quốc gia. Đây là những dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ vừa qua trong điều hành chính sách tài chính – NSNN. Nhờ thế, chúng ta đã có “của ăn của để”, có nguồn lực chi cho những nhiệm vụ cấp bách, phát sinh như thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng cao hệ số xếp hạng tín nhiệm quốc gia

Việt Nam đã được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, “triển vọng ổn định”; Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, “triển vọng ổn định".

Không phải tự nhiên, yêu cầu cấp thiết về cơ cấu lại NSNN được đặt ra ở thời điểm vào khoảng giai đoạn 2016 - 2020. Những áp lực của thực tiễn đến từ thu - chi NSNN và cân đối NSNN khó khăn, nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn. Cơ cấu nguồn thu chưa thực sự bền vững, thu NSNN phụ thuộc nhiều vào các khoản từ dầu thô và các khoản thu từ xuất nhập khẩu...

Cùng với đó, nhu cầu chi NSNN tăng mạnh với quy mô chi NSNN năm 2016 tăng 2 lần so với năm 2010 và bằng khoảng 28% GDP (cao hơn so với hầu hết các nước trong khu vực). Nhu cầu đầu tư và sức ép vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng lớn trong khi tích lũy nội bộ nền kinh tế còn mỏng. Trong cơ cấu chi NSNN, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao (trên 70% tổng chi NSNN), áp lực tăng chi cho bộ máy quản lý nhà nước và các đơn vị hành chính sự nghiệp cao.

Những điều đó dẫn đến một hệ lụy đó là, cân đối NSNN khó khăn, nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn. Bội chi NSNN luôn ở mức cao trong nhiều năm (bình quân giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 5,6% GDP). Nợ công cũng đã tăng nhanh, từ 51,7% GDP năm 2010 lên 62,2% GDP năm 2015, không gian tài khóa bị thu hẹp.

Xoay chuyển tình thế, nâng hạng tín nhiệm quốc gia

Nhờ đó, tình trạng “điều hành ngân sách như đi trên dây” hay “ngân sách hụt hơi” không còn. Đến nay, ngành Tài chính thực hiện hiệu quả các chủ trương, định hướng, giải pháp về cơ cấu lại NSNN, bám sát các mục tiêu của Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội.

Giai đoạn 2021 - 2025, cả nước đang phấn đấu để đạt cho được các nhiệm vụ tài chính - NSNN đề ra. Về kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ công trong phạm vi mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn, tỷ lệ bội chi NSNN bình quân giai đoạn 2021 - 2023 ước khoảng 3,46% GDP, trong phạm vi mục tiêu đề ra là 4% GDP. Đồng thời, tiếp tục tái cơ cấu lại danh mục nợ theo hướng bền vững. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, đã đưa tỷ lệ nợ công giảm liên tục từ đầu nhiệm kỳ tới nay; từ mức 55,9% GDP cuối năm 2020 xuống còn 42,7% GDP cuối năm 2021; khoảng 37,4% GDP năm 2022 và từ cuối năm 2023 còn khoảng 37% GDP, ước năm 2024 khoảng 37 - 38% GDP.

Nhờ những nỗ lực đó, năm 2024, Việt Nam đã được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, “triển vọng ổn định”; Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, “triển vọng ổn định”.

TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng, ở thời điểm nào, dù khó khăn đến đâu, toàn ngành Tài chính đã bám sát tình hình thực tiễn, chủ động đề xuất và triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp chính sách tài khoá, quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ tài chính - NSNN. Nhờ đó, góp phần củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Theo vị chuyên gia này, nhờ cơ cấu hiệu quả thu - chi, Chính phủ đã có dư địa lớn hơn để chính sách tài khóa phát huy vai trò tích cực hơn trong những bối cảnh khó khăn, khi người dân, doanh nghiệp cần. Định hướng này đã mở ra cho những đề xuất mạnh mẽ hơn, ở cấp độ cao hơn để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người tiêu dùng, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

Củng cố chính sách tài khóa, dấu ấn nhiệm kỳ

Còn 1 năm nữa để ngành Tài chính cùng cả nước phấn đấu cho đạt và vượt các mục tiêu của nhiệm kỳ 2021 - 2025. Nếu kể đến những khó khăn khôn lường của đại dịch ảnh hưởng tới nước ta, thì thành quả nào cũng đáng ngợi khen.

Những năm Covid-19 phủ lên gam màu xám cho “bức tranh” kinh tế thế giới thì Việt Nam vẫn là điểm sáng. Bộ Tài chính vẫn tiếp tục kiên định các giải pháp đề ra để phấn đấu đạt các mục tiêu về tài chính - NSNN. Theo đó, nợ công, nợ Chính phủ được kiểm soát thấp hơn nhiều mục tiêu đề ra, thu ngân sách đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Bên cạnh những thành công trong điều hành chính sách tài khóa ứng phó với đại dịch Covid-19, những năm qua, ngành Tài chính đã đạt nhiều kết quả nổi bật trên các mặt công tác, như: công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp lại tổ chức bộ máy; quản lý giá, phát triển thị trường tài chính; quản lý sử dụng tài sản công; hợp tác quốc tế và tài chính đối ngoại... Đây cũng là cơ sở để ngành Tài chính phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra trong năm 2025.

Nỗ lực “xoay chuyển tình thế” trong điều hành, cơ cấu lại một bước thu - chi NSNN và nợ công, bội chi ngân sách đã khiến Bộ Tài chính “ghi điểm”. Nhiều “cơn mưa lời khen” được dành tặng cho Chính phủ, Bộ Tài chính đã khéo léo điều hành chính sách tài khóa - ngân sách không những vượt qua khó khăn mà còn cơ cấu lại thành công, góp phần giữ vững an ninh tài khóa quốc gia.

Trong thời gian tới, mục tiêu lớn của Chính phủ, của ngành Tài chính là xây dựng và tổ chức điều hành chính sách tài khóa chủ động và linh hoạt, có trọng tâm và trọng điểm. Đối với nguồn tài lực, Bộ Chính trị yêu cầu đến năm 2025 giữ vững an ninh tài chính quốc gia; bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi NSNN, đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP, hướng tới cân bằng thu – chi NSNN. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

Do đó, Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách nhằm đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng và an sinh xã hội. Trong đó, đặc biệt chú trọng nguồn lực thực hiện nhanh các công trình đầu tư hạ tầng quan trọng và kết nối vùng và liên vùng; chính sách cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội gắn với đẩy mạnh sắp xếp và tinh gọn bộ máy.

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/975d296934.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS

iPhone 13 sắp ra mắt tại Việt Nam có được thành công như iPhone 12?

Ông Nguyễn Trần Nam tái đắc cử Chủ tịch Hiệp hội BĐS

HCDC ngưng nhận thông tin điều chỉnh trên Sổ sức khoẻ điện tử

Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng

Viet Solutions 2021: Những startup được quan tâm đặc biệt là ai?

MobiFone chung tay cung cấp “Sóng và máy tính cho em” hỗ trợ dạy và học trực tuyến mùa dịch

Nhà mạng xóa vùng lõm sóng, tặng máy tính bảng cho học sinh nghèo

友情链接