【liịch thi đấu c1】Nối liền chuỗi cung ứng hàng hóa
Chúng ta thấy rằng, dịch Covid-19 đã và đang gây tác động, ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu. Riêng đối với nhập khẩu, tác động này thể hiện trên một số bình diện khác nhau. Trước hết, do đa số hàng hóa nhập khẩu của ta thông quan qua các cảng biển nên một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp nhận hàng hóa, đặc biệt là những doanh nghiệp đang nằm ở phía Nam, nơi đang áp dụng các biện pháp phòng dịch rất nghiêm ngặt. Trong một số trường hợp, để giải quyết những thủ tục giao nhận như hải quan hoặc là các khâu về kiểm dịch thì cũng cần phải có nhân lực và việc thiếu nhân lực làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, ở khâu vận chuyển, việc thiếu nhân lực để lái xe hoặc giấy đi đường để đi qua các điểm kiểm soát cũng khó khăn, nhất là từ địa phương này sang địa phương khác. Tất cả điều đó làm cho hoạt động nhập khẩu bị ảnh hưởng và ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu nói chung.
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) |
Một yếu tố nữa là chi phí vận tải biển đã và đang tăng cao đưa giá thành nhập khẩu hàng hóa tăng theo. Đây cũng là khó khăn cho doanh nghiệp trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Như ông có đề cập thì logistics hay chuỗi cung ứng chúng ta chưa mạnh, lại chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến không chỉ nguyên liệu sản xuất mà một số mặt hàng tiêu dùng cũng thiếu ở vài thời điểm, như thực trạng đã diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh. Ông có thể làm rõ hơn nội dung đã đề cập?
Về nhập khẩu, có thể chia ra làm 2 loại. Thứ nhất là nhập khẩu các nguyên liệu, vật liệu sử dụng làm đầu vào cho các hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Ví dụ dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử có khối lượng nguyên vật liệu phải nhập khẩu rất lớn. Thứ hai là nhập khẩu những sản phẩm mà chúng ta phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, ví dụ như thực phẩm hoặc hàng gia dụng.
Đối với nguyên nhiên vật liệu, đích đến là từ các bến cảng chuyển về các nhà máy và như chúng ta đã đề cập, khi các nhà máy tạm dừng hoặc thu hẹp sản xuất thì khả năng tiếp nhận hàng hóa cũng bị hạn chế. Hoặc việc vận chuyển khó khăn cũng dẫn đến việc hàng hóa nhập khẩu có thể ứ đọng ở các cảng biển hoặc là các cảng cạn (ICD). Còn đối với các nhóm hàng nhập khẩu để tiêu dùng thì ngoài những khó khăn tương tự với nhóm hàng trên, khâu phân phối bán lẻ đến người tiêu dùng cũng gặp khó khăn khi hoạt động giao hàng hiện tại không được thuận lợi. Hay trong bối cảnh giãn cách, một số kênh phân phối như các trung tâm thương mại, siêu thị phải đóng cửa hoặc có mở cửa thì số lượng người làm việc cũng bị hạn chế, người dân không được tiếp cận với các cơ sở bán hàng khiến việc đưa sản phẩm đến tay người dân cũng gặp khó khăn.
Vậy, ông đánh giá như nào về khả năng xảy ra gián đoạn hoặc là đứt gãy chuỗi cung ứng trong bối cảnh hiện nay? Việc này sẽ ảnh hưởng ra sao đến tình hình sản xuất, xuất khẩu về lâu dài?
Vận chuyển khó khăn dẫn đến hàng hóa xuất nhập khẩu có thể ứ đọng ở các cảng |
Đối với các ngành hàng sản xuất, nhóm mà chúng ta tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu khối lượng lớn thì đây là một vấn đề đặt ra. Khả năng nguồn cung thì chúng ta không thiếu vì ở các quốc gia mà ta nhập khẩu, nguyên vật liệu nhập khẩu vẫn đang được duy trì sản xuất, tạo nguồn cung dồi dào, đa dạng. Vấn đề ở đây chỉ là khâu vận chuyển từ cảng đến doanh nghiệp và khả năng doanh nghiệp hoạt động trở lại để tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu đó. Điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả phòng, chống dịch bệnh cũng như thời điểm chúng ta có thể tái mở cửa nền kinh tế ở những khu vực đang áp dụng các biện pháp chống dịch mạnh.
Một trong những tín hiệu đáng mừng là hiện nay, TP. Hồ Chí Minh - khu vực sản xuất lớn của cả nước đã lên một kịch bản để cho phép các doanh nghiệp có thể từng bước mở cửa trở lại sản xuất, tùy theo các điều kiện phòng, chống cũng như khống chế dịch bệnh. Dù rằng mới chỉ là kế hoạch và chưa rõ thời điểm chính xác, song đây cũng là một tín hiệu rất tốt để cho các doanh nghiệp có thể sử dụng được các nguyên liệu nhập khẩu được đưa về để bắt tay sản xuất trở lại. Từ đó, nối lại dòng chảy xuất nhập khẩu, giúp hoạt động này đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế đất nước.
Xin cảm ơn ông!