【liverpool đấu với wolves】Phía sau những trang sách

 人参与 | 时间:2025-01-25 19:53:01

BPO - Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023 thật đáng nhớ với rất nhiều hoạt động sôi nổi từ Trung ương đến địa phương; từ trường học tới các không gian văn hóa - nghệ thuật,liverpool đấu với wolves với sự tham gia, hưởng ứng của nhiều lực lượng xã hội. Tại Bình Phước, dưới sự chủ trì của Sở Thông tin và Truyền thông cùng sự tham gia của nhiều đơn vị liên quan, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam với chủ đề “Sách cho tôi, cho bạn” được tổ chức khá trang trọng tại Quảng trường 23-3 (TP. Đồng Xoài) với 25 gian hàng sách. Lợi ích của việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam thì đã rõ. Không chỉ mở ra không gian văn hóa lành mạnh, góp phần chấn hưng văn hóa đọc, nâng cao ý thức, nhận thức về tầm quan trọng của sách…, Ngày Sách và Văn hóa đọc còn là dịp để quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhà.

Tuy nhiên, dường như tất cả các phương tiện thông tin đại chúng mới chỉ tập trung khai thác mặt lợi ích, ý nghĩa, tầm quan trọng nhiều mặt của việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc mà chưa chú tâm đến một chủ thể khá quan trọng của sự kiện này. Đó là những người viết sách.

Người viết bài này từng dự vài sự kiện ra mắt sách của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo ở Bình Phước và một số tỉnh, thành phố khác. Chưa nói đến những tố chất buộc phải có đối với người viết sách như: phải am hiểu nhất định về lĩnh vực mình viết; phải có vốn ngôn ngữ tốt, nhất là với những nhà thơ; phải có đam mê đủ lớn và dành thời gian, tâm sức, cả tiền bạc để tự tổ chức những chuyến đi thực tế, bởi không ai ngồi một chỗ mà viết hay được… Nhưng điều quan trọng nhất, đôi khi trở thành bi kịch đối với những người viết sách, là tiền!

Các bạn trẻ Đồng Xoài tại không gian sách của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023

Để ra được một cuốn sách phải trải qua rất nhiều công đoạn, mà công đoạn nào cũng cần có tiền. Công đoạn đầu tiên, sau khi hoàn thành bản thảo là tìm người biên tập. Tất nhiên đó phải là những chuyên gia về lĩnh vực mà người viết sách thể hiện, và đương nhiên phải trả công (trừ khi được ai đó tự nguyện giúp đỡ). Tiếp đến là chỉnh sửa bản thảo theo biên tập, lên ma-két, dàn trang. Rồi thuê họa sĩ vẽ bìa, xin giấy phép xuất bản cùng các thủ tục liên quan mà nhiều khi quy trình xuất bản và phát hành một tác phẩm giống như chiếc hộp đen mà những người viết sách không thể biết có những gì bên trong(!?).

Có một điểm chung là hầu hết tác giả đều phải tự bươn chải, nghĩa là phải tự bỏ tiền túi ra lo tất cả mọi công đoạn nêu trên. Nếu tác giả tìm nguồn hỗ trợ thì thường sẽ gặp một số vấn đề không dễ chịu chút nào. Và nếu có cũng chỉ là sự hỗ trợ mang tính tượng trưng so với tất cả chi phí cho sự ra đời của một cuốn sách. Trong hệ thống các nhà xuất bản (NXB) ở Việt Nam, hiện chỉ có duy nhất NXB Quân đội hỗ trợ kinh phí in cho tác giả. Đương nhiên, tác phẩm được chọn in tại đây phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí của NXB này. Hiện Bình Phước cũng mới chỉ có 3 tác giả được hỗ trợ in sách tại NXB Quân đội. Những NXB khác như Hội Nhà văn, Lao động, Trẻ, Kim Đồng… cũng thường liên kết xuất bản sách, nhưng phải là những tác phẩm chất lượng cao, đôi khi là được người có uy tín trong lĩnh vực xuất bản tiến cử bằng uy tín cá nhân, và nhuận bút cũng chỉ được trả một cách tượng trưng mà thôi. Tại Bình Phước, có tác giả hoàn cảnh kinh tế chẳng khá giả gì, nhưng vì đam mê, đã viết và in hàng chục cuốn sách. Mỗi cuốn đều phải in theo số lượng bắt buộc tối thiểu của NXB và chi phí in không dưới 20 triệu đồng. Sách in xong chủ yếu là tặng chứ không bán được cho ai.

Các văn nghệ sĩ Bình Phước đi thực tế sáng tác tại huyện Bù Đốp, tháng 4-2023

Vất vả, khó khăn, tốn kém là vậy, nhưng việc giới thiệu, ra mắt sách của các tác giả không phải cứ muốn là được. Với những cây viết tên tuổi, việc ra mắt sách khá thuận lợi và thường được các nhà sách trong hệ thống phát hành quốc gia đăng cai tổ chức, quảng bá cho tác giả và ấn phẩm. Còn với những tác giả chưa có tên tuổi, việc ra mắt sách gặp nhiều khó khăn, từ khâu tổ chức đến tìm nguồn chi phí. Họ sẽ phải tính xem mời những đối tượng nào, bởi số người mời càng đông thì số sách và quà tặng cũng phải tương đương. Rồi phải mời một nhà phê bình hoặc nhà báo có tên tuổi viết bài giới thiệu sách; phải thuê MC dẫn chương trình; phải tính xem tặng sách và bán sách cho đơn vị nào để có thể thu lại một phần kinh phí đã bỏ ra in sách… Khổ nỗi thời công nghệ 4.0, người ta thường “đọc” điện thoại thông minh, đọc sách điện tử, sách nói… Rất ít người kè kè mang theo cuốn sách truyền thống.

Mong muốn của người viết sách và nhu cầu của thị trường dường như không tìm được tiếng nói chung. Vấn đề quan trọng và lớn nhất đối với các tác giả hiện nay là cơm áo, gạo tiền. Không ai có thể sáng tác với cái bụng đói. Cũng không ai cứ mãi đắm đuối với đam mê sáng tác, khi đam mê đó không nuôi sống bản thân. Vậy mà đó đây, người ta vẫn thường vui vẻ đọc to câu vè khá phổ biến: “Gặp nhau tay bắt mặt mừng/ Tặng gì cũng được, xin đừng tặng thơ”. Thật đau lòng!

Người viết sách ở Việt Nam khó có thể sống bằng nghề! Nỗi niềm này, người viết bài nghe được từ rất nhiều tác giả - người viết sách - chủ thể quan trọng của sự kiện Ngày Sách và Văn hóa đọc trong tháng 4 năm nay. Tuy nhiên, giống như định mệnh, các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình, nhà báo… không vì tất cả những lý do nêu trên mà ngừng viết, ngừng sáng tạo. Ngược lại, họ vẫn lăn vào cuộc sống, cảm nhận cuộc sống, vẫn đều đặn cống hiến tài năng, sức lực và cả tiền bạc. Họ vẫn cần mẫn đêm ngày sáng tạo trên từng con chữ, để cho ra đời những đứa con tinh thần của mình, coi đó chính là định mệnh, là sứ mệnh của họ.

Và đó mới chính là “thu nhập”, là dấu ấn, là thành quả lớn nhất trong cuộc đời của những người làm nghề viết!

顶: 29819踩: 27