TheỗingàytấnthanđốtsứckhỏengườiHàNộtrực tiếp bóng đá bây giờo số liệu khảo sát Chi cục Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) mới công bố, một ngày, trung bình Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, đồng thời sẽ phát thải 1.870 tấn khí Cacbon dioxit (CO2) tương đương vào bầu không khí.
Có trên 60% số lượng bếp than nằm ở khu vực nội thành, nơi tập trung nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, bán nước trên vỉa hè đem đến nhiều rủi ro đe dọa sức khỏe người dân và môi trường cho khu vực nội đô.
Theo thống kê, mỗi ngày, trung bình Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, đồng thời sẽ phát thải 1.870 tấn khí C02 tương đương vào bầu không khí. Điều đó có nghĩa, một ngày bầu không khí Thủ đô phải gánh chịu lượng khí khổng lồ gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến một loạt các hệ lụy về sức khỏe và về môi trường.
Điều đáng nói, trong số này, phần lớn bếp than được các hộ kinh doanh hàng ăn và thực phẩm sử dụng để hạn chế chi phí đầu vào. Kết quả khảo sát đối với 600 hộ dân thuộc tại 3 quận, huyện tham gia thí điểm gồm Ba Đình, Đống Đa, Sóc Sơn cho thấy: Cơ cấu sử dụng bếp than cho việc kinh doanh trên địa bàn quận Ba Đình là 73%, Sóc Sơn là 63%, Đống Đa là 56%. Tỷ lệ số lượng bếp than tổ ong cơ cấu theo mục đích sử dụng cũng cho thấy bếp than tổ ong được sử dụng cho mục đích kinh doanh tại 3 quận, huyện trên cũng chiếm 67,8 đến 74,7%. Số liệu khảo sát tại từng hộ gia đình, số lượng than được sử dụng trung bình hàng ngày cho việc kinh doanh cũng chiếm đa số Ba Đình là hơn 6kg/ngày, Sóc Sơn là trên 4kg/ngày…
Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng cho biết, toàn thành phố hiện có trên 55.000 bếp than tổ ong đang sử dụng. Đáng chú ý, tại nội thành, số bếp than tổ ong đang sử dụng còn nhiều hơn so với khu vực ngoại thành, tập trung nhiều nhất ở các quận: Ba Đình, Đống Đa, Long Biên, trong đó, riêng quận Ba Đình có trên 8.000 bếp than tổ ong đang sử dụng.
Than tổ ong dùng để đun nấu có thể gây ra các tác hại không nhỏ đến sức khỏe của mọi người xung quanh. Tỷ lệ người mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư thanh quản, viêm nhiễm đường hô hấp và phổi đang có xu hướng tăng lên trong cộng đồng dân cư có sử dụng bếp than tổ ong.
Ngoài ra, trong than còn có một số hợp chất hữu cơ phát ra khi đun ở nhiệt độ thấp, gọi là các chất hữu cơ mạch vòng, chất này có khả năng gây bệnh ung thư, đặc biệt, chúng còn phát ra các ôxít kim loại như chì, kẽm… vốn là những chất rất độc cho cơ thể người.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam, ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân khiến 45.000 người chết mỗi năm. Sử dụng bếp than tổ ong có thể phát ra khí độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe cho chính người sử dụng và nhiều người xung quanh, góp phần gây ô nhiễm không khí…