【keo roma】Thế giới ghi nhận trên 67 triệu ca mắc, 1,53 triệu ca tử vong do COVID
Theếgiớighinhậntrêntriệucamắctriệucatửkeo romao trang thống kê worldometers.info, tính đến 22 giờ ngày 6/12 (giờ Việt Nam), số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên thế giới đã vượt 67 triệu ca, trong đó có 1.537.120 ca tử vong và gần 46,4 triệu người đã bình phục. Ngày 6/12 ghi nhận 173.040 ca nhiễm mới và 3.289 ca tử vong mới.
Chuyển thi thể bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Brooklyn, New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất là Mỹ, với 14.987.430 ca nhiễm và 287.854 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với các con số lần lượt là 9.656.531 ca và 140.325 ca. Brazil đứng thứ ba với 6.577.177 ca và 176.641 ca.
Xét theo khu vực, châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi có tổng cộng 18.370.842 người có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, tiếp đó là châu Á với 17.444.575 người trong khi Bắc Mỹ ghi nhận 17.390.815 ca. Khu vực Nam Mỹ hiện ghi nhận gần 11,5 triệu ca nhiễm, châu Phi có hơn 2,2 triệu bệnh nhân và châu Đại Dương có 45.918 ca nhiễm.
Tình hình dịch bệnh tại Mỹ vẫn chưa có chiều hướng thuyên giảm khi những kỷ lục không mong muốn vẫn tiếp tục được xác lập. Với gần 228.000 ca mắc mới trong 24 giờ qua, Mỹ phá mọi kỷ lục về số ca nhiễm mới tính theo ngày. Theo thống kê của đại học Johns Hopkins công bố ngày 5/12, đây là ngày thứ ba liên tiếp, số ca nhiễm mới tại nước này lập kỷ lục mới. Trong khi đó, số ca tử vong mới là 2.527 ca. Chỉ trong 4 ngày qua, số ca tử vong vì COVID-19 tại Mỹ đã tăng từ 270.000 (ghi nhận ngày 1/12), lên hơn 280.000 ngày 5/12.
Số người nhập viện do COVID-19 cũng tăng dần đều trong những ngày qua, đặc biệt là tại các bang đông dân như California, Florida, New York và Texas. Giới chức Mỹ cảnh báo một làn sóng mới có thể vẫn ở phía trước do hàng triệu người dân đã đổ đi du lịch và hội họp bạn bè trong dịp lễ Tạ ơn tuần trước bất chấp những cảnh báo từ chính quyền. Trong suốt 2 tuần qua, Mỹ thường xuyên ghi nhận trên dưới 2.000 ca tử vong/ngày, con số đã từng đẩy nước này vào tình trạng khủng hoảng trong đợt dịch đầu tiên hồi mùa Xuân vừa qua.
Tại nước láng giềng của Mỹ là Canada, diễn biến đại dịch COVID-19 cũng tiếp tục không khả quan. Theo kênh truyền hình CTV, tỉnh Quebec đã ghi nhận tới 2.031 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong ngày 5/12, phá mốc ghi nhận ngày 1/12 là 1.513 ca. Đây cũng là lần đầu tiên tại Canada, số ca nhiễm mới theo ngày chỉ tại một tỉnh vượt quá con số 2.000 ca.
Trong khi đó, tại tỉnh Ontario, một kỷ lục mới về số ca nhiễm cũng được xác lập khi ghi nhận tới 1.859 ca nhiễm mới trong ngày 5/12, tăng 4 ca so với mốc cao cũ ghi nhận trong ngày 27/11. Như vậy tính đến nay, Canada đã có tổng cộng 406.839 ca mắc COVID-19, trong đó 12.583 ca tử vong.
Bà Theresa Tam, người đứng đầu Cơ quan Y tế Công cộng Canada cho biết dù đang nỗ lực chuẩn bị triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 song chiến dịch này dự báo sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức về hậu cần và vận chuyển. Vì vậy, người dân Canada cần tiếp tục duy trì các biện pháp chống dịch như các cơ quan chức năng đã đề ra. Theo bà Tam, nguồn cung vaccine ban đầu dự kiến có thể phục vụ người dân vào đầu năm 2021 và mặc dù nguồn cung hạn chế ngay từ đầu, nhưng Canada đã chuẩn bị tốt để tiếp cận được với nguồn vaccine COVID-19 an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người.
Tại châu Âu, ngày 6/12, giới chức y tế Nga cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 29.039 ca mới, số ca nhiễm mới tính theo ngày cao nhất từ trước đến nay ở Nga.
Với diễn biến mới trên, tổng số ca mắc COVID-19 đã là 2.460.770 ca, trong đó 1.937.738 ca đã bình phục. Trong khi đó, 24 giờ qua, Nga có thêm 457 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 43.141 ca. Hiện Nga đứng thứ 4 trên thế giới về số ca nhiễm. Moskva vẫn là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 7.512 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 647.562 ca.
Tại Đức, theo số liệu Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), trong 24 giờ qua nước này có thêm 17.767 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.171.323 ca. Trong khi đó, số ca tử vong tăng thêm 255 ca lên 18.772 ca. Ngày 6/12, phát biểu họp báo, Thủ hiến bang Bayern Markus Soeder cho biết khu vực miền Nam nước Đức này sẽ áp đặt phong tỏa chặt chẽ hơn kể từ giữa tuần sau cho đến ngày 5/1/2021. Mọi người dân địa phương chỉ được phép rời nhà khi có lí do chính đáng và sẽ có nới lỏng phần nào vào lễ Giáng sinh nhưng không phải cả dịp Năm Mới. Trước đó, chính phủ liên bang và chính quyền 16 bang nước này đã nhất trí kéo dài các biện pháp phong tỏa từng phần hiện nay đến ngày 10/1/2021.
Tại châu Á, theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc ngày 6/12 đã quyết định nâng cấp độ giãn cách xã hội lên mức 2,5 ở thủ đô Seoul và vùng phụ cận bắt đầu từ 21h (giờ địa phương) sau khi ghi nhận 631 ca mắc COVID-19 sáng cùng ngày.
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), đây cũng là mức tăng số ca mới hàng ngày cao nhất trong vòng 9 tháng qua, thể hiện mức độ nghiêm trọng của làn sóng COVID-19 thứ ba. Theo cấp độ giãn cách xã hội mới này, mọi hoạt động tụ tập trên 50 người đều bị cấm ở khu vực Seoul và vùng phụ cận.Việc nâng mức độ giãn cách xã hội này sẽ có hiệu lực trong ít nhất 3 tuần, tới cuối tháng 12. Mức giãn cách xã hội cao nhất do Chính phủ Hàn Quốc quy định hiện nay là mức 3, cấm tụ tập trên 10 người.
Trong khi đó, ngày 6/12, hãng thông tấn Campuchia AKP dẫn lời Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen tái khẳng định nước này sẽ không tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan tới những diễn biến về dịch COVID-19 hiện nay.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt một khách hàng nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, bên ngoài một ngân hàng ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 17/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Sáng cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia thông báo đã phát hiện thêm một ca lây nhiễm mới COVID-19 liên quan tới “Sự kiện cộng đồng 28/11”, nơi ghi nhận trường hợp lây nhiễm đầu tiên trong cộng đồng tại Campuchia. Ca lây nhiễm này được xác định là một nam giới, 21 tuổi, sống ở gần chùa Sansam Kosal, thuộc phường Boeung Tompun - quận Khan Meanchey thuộc thủ đô Phnom Penh. Bệnh nhân này làm việc cho cửa hàng Carl's Jr Burger, hiện đã được điều trị tại Trung tâm y tế Chak Angre ở thủ đô Phnom Penh.
Cho đến nay, Bộ Y tế Campuchia xác nhận nước này đã có 346 ca mắc COVID-19, trong đó có 30 ca lây nhiễm cộng đồng kể từ ngày 28/11. Trong số này, 306 người đã được điều trị bình phục và không có ca tử vong.
Theo tintuc.vn
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Nga đưa huấn luyện viên quân sự, hệ thống phòng không tới Niger
- ·Hồi sức nhi sơ sinh theo tiêu chuẩn châu Âu
- ·Việt Nam cần 20 tỷ USD/năm để tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh
- ·Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- ·TVSI: Tỷ lệ an toàn tài chính đạt 422%
- ·Giá vàng hôm nay 7/9/2024: Vàng thế giới giảm từ mốc kỷ lục
- ·Giá tiêu hôm nay 6/9/2024: Quay đầu giảm mạnh, Gia Lai tụt xuống 149.500 đồng/kg
- ·Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- ·Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01%
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·Quỹ Việt Tín bị phạt 115 triệu đồng
- ·Chuyển giao quy trình vận hành Trung tâm Điều hành y tế thông minh
- ·Thị trường hàng hóa hôm nay 13/9: Dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào thị trường năng lượng và kim loại
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·Rộ tin Hạm đội Biển Đen của Nga chỉ còn một tàu tên lửa ở Crưm
- ·German Foreign Minister speaks of bilateral ties with Việt Nam
- ·Huy động thành công 100% trái phiếu xây dựng Thủ đô đợt 1
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·Giá tiêu hôm nay 6/9/2024: Quay đầu giảm mạnh, Gia Lai tụt xuống 149.500 đồng/kg