【top nha cai uy tin nhat】Nhà sản xuất chip thế giới chọn đầu tư tại Việt Nam
Cơ hội của ASEAN trong cuộc đua sản xuất chip bán dẫn toàn cầu Công nghiệp sản xuất chíp điện tử - cơ hội nào cho Việt Nam?àsảnxuấtchipthếgiớichọnđầutưtạiViệtop nha cai uy tin nhat Nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới xem xét xây dựng các nhà máy ở Đông Nam Á và Việt Nam |
Chiều ngày 31/5, tại lễ khai trương văn phòng mới tại Hà Nội, Infineon Technologies AG - doanh nghiệp Đức chuyên về các giải pháp bán dẫn cho hệ thống điện và IoT, đã công bố việc mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam và thành lập trung tâm phát triển chip điện tử tại Hà Nội.
Dự kiến đến cuối năm 2023 sẽ có khoảng 25 chuyên gia kỹ thuật hoạt động trong văn phòng mới của Infineon Việt Nam tại Hà Nội. Lực lượng này sẽ tập trung vào việc kiểm thử và tùy chỉnh các mạch kỹ thuật số, mạch tín hiệu analog và tích hợp, hỗ trợ các ứng dụng lái xe tự động, giám sát và cân bằng pin.
Infineon Technologies AG khai trương văn phòng mới và công bố thành lập trung tâm phát triển chip điện tử tại Hà Nội |
Các hoạt động của đội ngũ phát triển chip tại Hà Nội được quản lý bởi Infineon Technologies Việt Nam, công ty con trực thuộc Infineon Technologies châu Á - Thái Bình Dương. Ông C.S. Chua, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Infineon Technologies Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, với dân số gần 100 triệu người và cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam đang phát triển thành một thị trường trọng điểm và trở thành điểm đến ưu tiên của các tập đoàn đa quốc gia trong việc tìm kiếm nhân tài kỹ thuật.
“Việt Nam nổi lên như một nhân tố quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành điện tử với các khoản đầu tư kỷ lục vào ngành sản xuất trong những năm gần đây”- ông C.S. Chua nói.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, việc Infineon Technologies AG lập trung tâm phát triển chip điện tử tại Việt Nam là tín hiệu đáng mừng.
“Trong bối cảnh nhiều khó khăn, các tập đoàn đang sắp xếp lại chuỗi sản xuất, mở ra cơ hội cho nhiều quốc gia bao gồm cả Việt Nam. Nhận thức được xu hướng dịch chuyển này, chúng tôi đã có sự chuẩn bị để đón làn sóng đầu tư”- ông Đỗ Nhất Hoàng chia sẻ.
Việt Nam thu hút nhà sản xuất chip thế giới |
Ông Hartmut Hiller, Phó Chủ tịch điều hành bộ phận Thiết kế và các dịch vụ hỗ trợ (DES), Infineon Technologies AG cho biết, trung tâm phát triển mới tại Hà Nội sẽ giúp DES đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng liên quan đến kiểm thử chức năng và thiết kế mạch tùy chỉnh cho các giải pháp về hệ thống trên chip của Infineon.
"Trung tâm phát triển chip điện tử mới sẽ củng cố hệ sinh thái phát triển phần cứng tại Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng và chuyên nghiệp" - ông Hartmut Hiller khẳng định.
Phó Chủ tịch điều hành DES cho biết thêm, trung tâm phát triển mới tại Hà Nội được nhận định sẽ giữ vai trò quan trọng trong các kế hoạch tăng trưởng của bộ phận thiết kế và các dịch vụ hỗ trợ, Infineon Technologies AG. Trong giai đoạn đầu, DES sẽ tập trung vào chuyên môn và năng lực về hệ thống trên chip SoC, tìm kiếm các chuyên gia cho kiểm thử chức năng và thiết kế mạch tùy chỉnh.
“Các nhân sự mới này sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa nơi đây trở thành một trung tâm nghiên cứu và phát triển tiêu chuẩn quốc tế, tương tự như các trung tâm R&D quốc tế của Infineon hiện đặt tại Munich (Đức), Villach (Áo), Bangalore (Ấn Độ) và Singapore” - ông Hartmut Hiller nhấn mạnh.
Được biết, chip vi điều khiển cho các ứng dụng về ô tô cũng là hoạt động phát triển mới khác của trung tâm tại Hà Nội, trước mắt sẽ hoạt động dựa trên sự kế thừa kinh nghiệm và hoạt động từ các trung tâm chính của Infineon tại Munich (Đức), Dublin (Ireland) và Singapore. Nhóm phát triển vi điều khiển tại Hà Nội sẽ tập trung bước đầu vào công tác kiểm thử.
Hiện Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử. Với thế mạnh sẵn có này, nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, nước ta có cơ hội trở thành trung tâm sản xuất chip của thế giới, đặc biệt trong bối cảnh nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Intel hay Samsung đều tuyên bố kế hoạch đẩy mạnh sản xuất linh kiện bán dẫn ở Việt Nam.
Theo các chuyên gia, cánh cửa đến với cuộc đua sản xuất chip toàn cầu rộng mở với Việt Nam nhưng điều quan trọng là Việt Nam cần đàm phán với các quốc gia như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,… để đạt được những thoả thuận hợp tác hỗ trợ chuyển giao công nghệ, từ đó, tiến tới việc tự chủ hoàn toàn các công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất bán dẫn, mở sang một trang mới cho nền công nghệ hỗ trợ của Việt Nam.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·Shopee thừa nhận vi phạm luật chống độc quyền
- ·Bên trong nhà in 3D giá nửa triệu USD đẹp ngỡ ngàng ở Mỹ
- ·Cách mở khóa tính năng ẩn miễn phí của ChatGPT
- ·Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- ·Loạt sản phẩm Galaxy được đón chờ tại Samsung Unpacked
- ·Cách khắc phục lỗi không thể xem ảnh trong Messages trên iPhone
- ·Cách hẹn giờ gửi tin nhắn trên iOS 18 mới nhất
- ·5 phút sáng nay 4
- ·CEO Baidu: Các mô hình AI Trung Quốc chưa thực sự mang lại lợi ích
- ·Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- ·Khởi động dự án 37 triệu euro chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An
- ·Samsung thay thế Sony cung cấp cảm biến camera cho iPhone 16?
- ·Có nên mua linh kiện PC đã qua sử dụng?
- ·Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- ·Công bố lộ trình dừng công nghệ di dộng 2G tại Việt Nam
- ·Cách cá nhân hóa trên Google Chrome iPhone bạn nên thử
- ·Video: Robot được ghép da thật lên mặt, càng ngày càng đáng sợ
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Cách dùng điện thoại phát hiện camera ẩn trong phòng kín