Hợp tác xã và doanh nghiệp hợp tác bền chặt thông qua chuỗi liên kết | |
Hợp tác xã không thua kém bất kỳ doanh nghiệp lớn nào trong nộp ngân sách | |
Đến 2025,ơchếtàichínhhỗtrợthànhlậpmớihợptácxãngoại hạng thái lan thành lập mới 10.000 tổ chức kinh tế tập thể |
Theo dự thảo Thông tư, việc hỗ trợ phải đảm bảo các nguyên tắc cụ thể. |
Theo đó, căn cứ vào lĩnh vực, địa bàn, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, trình độ phát triển của tổ chức kinh tế tập thể và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, các bộ, ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hợp tác xã theo lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp nhu cầu và xây dựng kế hoạch hỗ trợ theo các nội dung của Chương trình, trong đó quy định nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ cụ thể, đảm bảo không vượt quá phạm vi, mức hỗ trợ tối đa theo quy định tại dự thảo Thông tư này.
Kinh phí thực hiện hỗ trợ thành lập mới, củng cố tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực kinh tế tập thể phải được quản lý và sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng.
Các nội dung chi chưa có quy định về mức chi thì thanh toán theo thực tế phát sinh (có hóa đơn, chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ) nhưng phải bảo đảm trong phạm vi dự toán kinh phí hỗ trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các sáng lập viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chuẩn bị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức lại hoạt động không phải trả bất cứ khoản chi phí nào trong quá trình tiếp nhận hỗ trợ.
Về nguồn kinh phí hỗ trợ, dự thảo thông tư quy định, nguồn kinh phí hỗ trợ theo từng nội dung hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các nội dung hỗ trợ do ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí: trường hợp kinh phí thực hiện Chương trình được lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 thì thực hiện theo nguyên tắc hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia; trường hợp không được lồng ghép, ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Nội dung này sẽ được hoàn thiện sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Đối với chi hỗ trợ thành lập mới tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, trong đó chi hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn, cung cấp thông tin, tư vấn, phổ biến về quy định của pháp luật về kinh tế tập thể, hợp tác xã, dự thảo quy định chi tổ chức các lớp tập huấn tập trung thực hiện theo chế độ chi hội nghị quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
Đối với chi thông tin tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về kinh tế tập thể, hợp tác xã, thông tư quy định chi xây dựng tin, bài, ấn phẩm, sản phẩm truyền thông thực hiện theo quy định về chế độ nhuận bút tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản và các văn bản hướng dẫn;
Chi tạo lập thông tin điện tử phục vụ công tác tuyên truyền thực hiện theo quy định tại Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước;
Các khoản chi khác liên quan tới công tác thông tin, tuyên truyền chưa quy định mức chi cụ thể thì chi theo hoá đơn, chứng từ chi thực tế hợp pháp và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, sản phẩm, nội dung thông tin truyền thông và phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện công việc trong phạm vi dự toán được giao theo thẩm quyền đảm bảo đúng chính sách, chế độ, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng và giao nhiệm vụ.
Đối với chi hỗ trợ, tư vấn xây dựng hoặc sửa đổi điều lệ; hướng dẫn và thực hiện các thủ tục sắp xếp, củng cố lại tổ chức, hoạt động của tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã cho phù hợp với các quy định hiện hành, dự thảo nêu rõ, đối với công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn: trường hợp đi tư vấn ở xa, phải nghỉ lại thì được thanh toán chế độ công tác phí theo chế độ hiện hành.
Đối với hướng dẫn viên, cộng tác viên không phải là công chức, viên chức chi thù lao: 60.000 đồng/1 giờ hướng dẫn trực tiếp;
Chi phí đi lại tối đa 50.000 đồng/ngày trong trường hợp đi, về trong ngày. Trường hợp đi tư vấn ở xa, phải nghỉ lại thì được thanh toán chế độ công tác phí như đối với cán bộ công chức đi công tác theo quy định.