【kq giao hữu】Xử lý vi phạm hành chính còn nhiều vướng mắc
作者:Thể thao 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:02:28 评论数:
Vướng thẩm quyền xử phạt
Cục Hải quan Hải Phòng cho biết,ửlýviphạmhànhchínhcònnhiềuvướngmắkq giao hữu căn cứ khoản 2, Điều 34, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh XLVPHC (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh XPVPHC), quy định: Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc chi cục Hải quan có quyền XLVPHC của Hải quan. Như vậy có 2 cách hiểu: Cách 1 là chỉ có Đội trưởng đội có tên là Đội Nghiệp vụ thuộc chi cục mới có thẩm quyền XLVPHC của Hải quan; Cách 2 Đội trưởng Đội công tác thuộc chi cục có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến nghiệp vụ hải quan cũng có quyền XLVPHC của Hải quan.
Trên thực tế tại các chi cục Hải quan có tổ chức nhiều đội công tác và đảm nhận chức năng, nhiệm vụ liên quan đến quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan như: Đội Thủ tục hàng hóa XNK, Đội Quản lý thuế, Đội Giám sát… Do vậy, việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật cần phải rõ ràng, dễ hiểu và mang tính khái quát chung để thống nhất thực hiện. Do đó, Cục Hải quan Hải Phòng đề nghị sửa và bổ sung thẩm quyền XLVPHC của đội trưởng cho phù hợp với mô hình tổ chức hiện nay, là: “Đội trưởng thuộc chi cục hải quan, Đội trưởng thuộc chi cục kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền XLVPHC trong lĩnh vực hải quan”.
Cục Hải quan Hà Nội vướng mắc trong quy định về thẩm quyền của chi cục trưởng hải quan. Tại Điều 34, Pháp lệnh XLVPHC quy định: Cục trưởng cục hải quan được phạt tiền đến mức tối đa trong lĩnh vực hải quan, thuế quy định tại điểm c và d, khoản 2, Điều 14 của Pháp lệnh (về lĩnh vực hải quan tối đa 70 triệu và lĩnh vực thuế tối đa 100 triệu), nhưng lại không quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm pháp luật về thuế cho cấp chi cục trưởng hải quan. Tuy nhiên, tại Điều 28, Nghị định 97/2007/NĐ-CP và Điều 21, Thông tư 193/2009/TT-BTC lại quy định: Cục trưởng, chi cục trưởng hải quan được xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 9, Điều 14, Điều 15 và điểm a, khoản 2, Điều 19 Nghị định này, không hạn chế mức tối đa tiền phạt. Như vậy, quy định về thẩm quyền xử phạt của cục trưởng và chi cục trưởng tại Nghị định 97 và Thông tư 193 chưa phù hợp với Pháp lệnh XLVPHC. Vì vậy, đề nghị xem xét và sửa đổi, bổ sung thẩm quyền vào Pháp lệnh XLVPHC.
Mức phạt chưa hợp ký
Theo Cục Hải quan Hải Phòng và Hà Nội thì quy định về mức phạt tại Pháp lệnh XLVPHC hiện nay là chưa hợp lý, cần phải tăng mức phạt đối với các hành vi được quy định tại khoản 1, Điều 8 và khoản 1, Điều 9 lên mức phạt từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Theo Hải quan Hải Phòng, mức phạt từ 200.000 đến 1 triệu đồng như hiện nay không đủ tính răn đe, DN còn trây ỳ, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của cơ quan Hải quan.
Cục Hải quan Hà Tĩnh cũng cho biết, có những lỗi nhiều DN, cá nhân vi phạm lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng khung hình phạt quá nhẹ không đủ răn đe, phòng ngừa. Cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính. Tại Điều 3, Điều 4 của Nghị định 97/2007/NĐ-CP đưa ra các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng khi thực hiện xử phạt nhưng không quy định rõ mức tăng nặng, giảm nhẹ các tình tiết.
Tuy nhiên, đối với hành vi quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 14, Nghị định 97/2007/NĐ-CP (đã được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 18/2009/NĐ-CP), Cục Hải quan Hải Phòng cho rằng, việc phạt một lần thuế áp dụng đối với hàng gia công là nặng, nên giảm mức phạt, chỉ truy thu số thuế phải nộp và xử phạt vi phạm ở mức từ 500 đến 1 triệu đồng. Bởi, các DN chế xuất, DN nằm trong khu chế xuất và khu phi thuế quan là đối tượng không chịu thuế, nhưng khi có hành vi vi phạm về giám sát hải quan thì lại bị xử phạt như đối với các DN kinh doanh thương mại như quy định tại điểm b, c, d khoản 1 và điểm a, c khoản 2, Điều 12, Nghị định 97.
Cần bổ sung thêm chế tài
Cục Hải quan Hải Phòng và Hà Nội đều cho rằng, cần bổ sung quy định loại trừ việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi “không tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời hạn đã đăng ký với cơ quan Hải quan” (điểm đ, khoản 2, Điều 8, Nghị định 97, được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 18/2009/NĐ-CP), thay vì hướng dẫn thực hiện tại Thông tư 193/2009/TT-BTC để việc xác định thẩm quyền được chính xác.
Bởi, điểm a khoản 5, điều 8, Nghị định 97 quy định: Ngoài việc phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng biện pháp buộc tái xuất hàng hóa đối với vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2. Tuy nhiên, tại khoản 5, Điều 8, Thông tư 193/2009/TT-BTC quy định biện pháp buộc tái xuất hàng hóa chỉ áp dụng đối với hành vi không tái xuất hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời hạn đã đăng ký với cơ quan Hải quan”. Như vậy, biện pháp này được Nghị định quy định chung đối với các hành vi vi phạm, nhưng thông tư hướng dẫn không áp dụng đối với hành vi “không tái nhập hành hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời hạn đã đăng ký với cơ quan Hải quan”.
Bên cạnh đó, theo nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt được hướng dẫn tại điểm b, khoản 1, Điều 21, Thông tư 193/2009/TT-BTC thì trường hợp biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm phải kịp thời chuyển vụ việc đó đến người có thẩm quyền xử phạt. Vậy, việc xác định thẩm quyền xử phạt đối với hành vi “không tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hặc thời hạn đã đăng ký với cơ quan Hải quan” được hiểu như thế nào? Thuộc thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng cục Hải quan (theo quy định tại Nghị định) hay Đội trưởng đội nghiệp vụ thuộc chi cục hải quan (theo hướng dẫn tại Thông tư)?
Đối với hành vi vi phạm không khai hoặc khai sai so với thực tế tên hàng, số lượng, trọng lượng, xuất xứ hàng hóa từ nội địa đưa vào khu ohi thuế quan, hàng hóa từ khu phi thuế quan vào khu phi thuế quan để gia công, sửa chữa, bảo hành…, theo Cục Hải quan Hà Nội, cần bổ sung chế tải xử phạt. Vì thực tế đã phát sinh nhiều trường hợp, DN chế xuất mua nguyên liệu sản xuất từ nội địa nhưng không khai báo hoặc nhận gia công, sửa chữa, bảo hành cho DN chế xuất khác nhưng không khai báo chi chỉ đến khi DN làm thủ tục thanh khoản cơ quan Hải quan mới phát hiện, dẫn đến khó khăn cho công tác qảun lý.
Tại điểm e, khoản 2, Điều 8, Nghị định 97/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại mục 3, Điều 1, Nghị định 18/2009/NĐ-CP quy định “không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới đúng thới hạn quy định”. Về vấn đề này nên có hướng dẫn cụ thể và quy định rõ ràng hơn, như phương tiện của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới là những phương tiện nào? Như thế nào là phương tiện thường xuyên qua lại khu vực biên giới?
Theo Cục Hải quan Hà Tĩnh, tại Nghị định 18/2009/NĐ-CP cần bổ sung thêm điều khoản riêng quy định về các hành vi vi phạm đối với hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới hai nước có chung cửa khẩu đường bộ; tại Điều 8, Nghị định 97/2007/NĐ-CP cần bổ sung thêm điều khoản quy định việc “không khai hoặc khai khống so với thực tế về tên hàng, số lượng, trọng lượng hàng hóa XNK mà hàng hóa đó thuộc danh mục XNK có điều kiện hoặc giấy phép theo quy định”. Áp dụng hình thức phạt tiền và tịch thu toàn bộ hàng hóa không khai hoặc buộc tái xuất; bổ sung hành vi “giả mạo giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan để thanh khoản, quyết toán, xét hoàn thuế, không thu thuế mà không phải là tội phạm”; tại Thông tư 193/2009/TT-BTC cần bổ sung thêm mẫu Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tang vật vi phạm trong lĩnh vực Hải quan và mẫu Quyết định trưng cầu giám định tang vật vi phạm trong lĩnh vực hải quan.
TRANG-HUỆ