【kêt quả anh】Đề xuất sửa Nghị định 67/2014/NĐ
TheĐềxuấtsửaNghịđịnhNĐkêt quả anho Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), hơn 3 năm thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67), cùng với Nghị định số 89/2015/NĐ-CP, Nghị định số 172/2016/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP đã đạt nhiều kết quả về hiện đại hóa tàu cá.
Cụ thể, có trên 50% số tàu cá là tàu đóng mới vỏ thép, vỏ vật liệu mới, với trên 52% tàu có công suất trên 800CV được trang bị hiện đại.
Đồng thời, tính đến 28/2/2017, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 932 tàu, chiếm 48% tàu cá được phê duyệt đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp tàu, với số tiền cam kết cho vay khoảng 9.139 tỷ đồng.
Hiện đã có 557 tàu cá đóng mới và 104 tàu nâng cấp đi vào hoạt động tại các tỉnh trong cả nước. Tính đến ngày 28/02/2017, các chủ tàu đã trả nợ gốc cho ngân hàng đạt 65 tỷ đồng, tổng dư nợ còn 7.963 tỷ đồng.
Trong 2 năm 2015 – 2016, tổng giá trị bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên là hơn 25.616 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, trong quá trình triển khai thực hiện NĐ 67 vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc cần được sửa đổi, bổ sung như: Cân đối, bố trí kinh phí đối với các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành Thủy sản chưa đúng quy định. Đồng thời, nguồn vốn để thực hiện đầu tư hạ tầng cho ngành Thủy sản còn dàn trải, chưa tập trung để đáp ứng được trực tiếp sản xuất; chính sách tín dụng hỗ trợ lãi suất vốn vay chưa có quy định đối với ngư dân đang đóng hoặc mới đóng xong nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên không tiếp tục thực hiện dự án đóng tàu nữa muốn chuyển nhượng cho chủ tàu khác...
Để tháo gỡ những khó khăn, tồn tại đó, theo Bộ NN&PTNT vẫn cần thiết ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung để cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 67 đang được xây dựng, chính sách tín dụng hỗ trợ lãi suất vốn vay đóng mới, nâng cấp tàu cá được đề xuất sửa đổi theo hướng chỉ hỗ trợ đóng mới, nâng cấp tàu cá từ lớn hơn 90CV đến nhỏ hơn 400CV lên tàu trên 800CV, không làm tăng số lượng tàu xa bờ và chuyển đổi nghề lưới kéo sang các nghề cần khuyến khích phát triển. Cùng với đó, dự thảo nghị định bổ sung một số quy định để xử lý các trường hợp phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định 67 như: Thay đổi chủ thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu; vay vượt mức dự toán; tàu cá bị bắt giữ xử lý.
Đối với chính sách cho vay vốn lưu động, Bộ NN&PTNT đề xuất sửa đổi bổ sung theo hướng tăng hạn mức cho vay tối đa cho một chuyến biển; sửa đổi, bổ sung thêm cơ chế cho vay (theo hình thức vay tín chấp và bỏ thủ tục UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện được vay vốn).
Chính sách bảo hiểm cũng được đề xuất sửa đổi, bổ sung thời gian thực hiện phù hợp với thời gian hợp đồng tín dụng vay vốn đóng tàu, nâng cấp tàu giữa chủ tàu và các ngân hàng thương mại, thay thế chính sách hỗ trợ bảo hiểm đang thực hiện theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.../.
Phúc Nguyên
相关文章
Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
Sau tập 1 ra mắt thành công vào tháng 3/2024, tập 2 bộ truyện tranh Việt Nam “Tàn lửa” của họa sĩ Li2025-01-12Cảnh báo đáng sợ: Giá dầu lên 200 USD/thùng
Giá dầu tăng vọtGiá dầu vừa trải qua một đợt tăng mạnh. Kết thúc phiên cuối tuần trước, giá dầu ở mứ2025-01-12Đào nở sớm giá bạc triệu vẫn 'cháy hàng'
Chị Vũ Hà Trang (Yên Xá, Thanh Trì) cho biết, khoảng 2 tuần trước, chị bắt gặp thông tin rao bán càn2025-01-12Công ty Điện lực Lạng Sơn: Nâng cao chất lượng cung ứng điện
Lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo Công ty điện lực Lạng Sơn dự lễ khởi công thuộc dự án: phân phối hiệu2025-01-12Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
Ngày 23/8, Công an huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) phối hợp với Công an xã Lon2025-01-12- Độ ngọt của hạt gạoKhi mua gạo các bạn cũng cần lưu ý đến độ ngọt của gạo. Bạn hãy cho vài hạt gạo v2025-01-12
最新评论