当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả trận hôm nay】Tiếp tục xử lý nợ xấu, ngân hàng yếu kém

【kết quả trận hôm nay】Tiếp tục xử lý nợ xấu, ngân hàng yếu kém

2025-01-25 18:04:51 [Cúp C2] 来源:Empire777

tiep tuc xu ly no xau ngan hang yeu kem

NHNN đang quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp để xử lý những vướng mắc còn tồn tại. Ảnh: ST.

Nợ xấu vẫn tăng

tiep tuc xu ly no xau ngan hang yeu kem
Nếu các ngân hàng vẫn yếu kém, thì việc thực hiện giải pháp phá sản các ngân hàng yếu kém cần phải tính đến. Tất nhiên, để một ngân hàng nào đó phá sản vẫn cần chú ý không làm đổ vỡ hệ thống và phải bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền.
tiep tuc xu ly no xau ngan hang yeu kem

Chuyên gia tài chính - ngân hàng PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi

Theo dự thảo báo cáo của NHNN, trong giai đoạn 2011 trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô bất ổn xuất hiện, sản xuất kinh doanh khó khăn (nhiều DN giải thể, ngừng hoạt động). Bên cạnh đó, sau thời kỳ tăng trưởng tín dụng nhanh, liên tục và tập trung vào một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao kết hợp với tác động bất lợi của kinh tế vĩ mô khiến nợ xấu của TCTD tăng lên rất lớn. Không những thế, hoạt động của các TCTD hết sức khó khăn, nợ xấu tích tụ lớn, thanh khoản căng thẳng, một bộ phận không nhỏ TCTD mất khả năng chi trả, tiềm ẩn rủi ro cao, có nguy cơ đổ vỡ gây mất an toàn hệ thống, cạnh tranh giữa các TCTD gay gắt, thiếu lành mạnh.

Tuy nhiên, cho đến nay, tình hình xử lý nợ xấu và xử lý các TCTD yếu kém đã đạt được kết quả khả quan. Tính đến cuối năm 2016, theo thống kê của NHNN, nợ xấu chỉ còn chiếm 2,46% tổng dư nợ. Nếu chỉ xét riêng con số này thì đây là kết quả tốt, thậm chí, nhiều ngân hàng thương mại khi tổng kết năm 2016 đã tuyên bố nợ xấu chỉ còn chiếm từ 1-2%. Thế nhưng, nếu xét một cách toàn diện, nhìn từ số nợ đọng cho đến khối lượng nợ còn tồn lại tại Công ty Quản lý tài sản các TCTD (VAMC) thì khối lượng nợ còn khá nhiều, đấy là chưa kể đến hiện tượng đảo nợ, chuyển nợ… mà theo các chuyên gia, nếu không cẩn thận, số nợ này sẽ “vỡ” ra thành nợ xấu.

Bên cạnh nhiều ngân hàng xử lý nợ xấu khá tốt thì vẫn còn không ít ngân hàng lại đang có số nợ tăng lên. Tiêu biểu như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với tỷ lệ nợ xấu chiếm 5,35% tổng dư nợ, tăng mạnh so với mức 1,86% hồi đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng lên gần 1.525 tỷ đồng so với mức 231 tỷ đồng cuối năm 2015. Nợ nghi ngờ tăng lên 2.046 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn cũng tăng lên hơn 7.071 tỷ đồng. Cùng “hoàn cảnh” là Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (Eximbank) với tỷ lệ nợ xấu chiếm tới 2,95%, so với mức 1,86% của năm 2015…

Báo cáo triển vọng 2017 ngành ngân hàng của Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận xét, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành vẫn ở mức cao. Nợ xấu tập trung tại VAMC mà chưa có phương án giải quyết triệt để. Biện pháp xử lý nợ chính vẫn là trích lập dự phòng. Tỷ lệ nợ xấu nếu điều chỉnh thêm số dư nợ từ chưa phân loại đúng (và điều chỉnh tăng trưởng tín dụng loại bỏ tăng trưởng tín dụng cao do một phần đảo nợ), nợ xấu thực tế có thể còn cao hơn nữa.

Chính vì khối lượng nợ xấu còn nhiều nên việc xử lý ngân hàng yếu kém còn nhiều khó khăn. Bởi hiện nay, tỷ lệ nợ xấu cao tập trung vào một số ngân hàng yếu kém, TCTD được kiểm soát đặc biệt và một số công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính yếu kém. Do đó, điều này đòi hỏi cần phải tiếp tục và sớm có giải pháp xử lý quyết liệt trong thời gian tới không để tác động xấu đến an toàn hệ thống và bảo đảm tính khả thi của việc xử lý TCTD yếu kém.

Phương án sẵn sàng

Những tồn tại trên của quá trình xử lý nợ xấu và TCTD yếu kém phần lớn do hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chưa thực sự phù hợp với bối cảnh thực tế và điều kiện của TCTD cũng như DN. Theo NHNN, khuôn khổ pháp lý liên quan đến quá trình kiểm soát đặc biệt TCTD còn nhiều nội dung chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ; tiến trình phục hồi và cơ cấu lại các TCTD yếu kém còn hết sức khó khăn do chưa có giải pháp và biện pháp hỗ trợ phù hợp với đặc thù của TCTD yếu kém như các quy định về biện pháp hỗ trợ từ NHNN, từ các ngân hàng hỗ trợ và từ cơ chế hoạt động đặc thù cho các TCTD yếu kém, đặt biệt là các ngân hàng thương mại mua lại bắt buộc.

Vì thế, NHNN đã lên phương án ban hành Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu nhằm đảm bảo xử lý triệt để, toàn diện mọi vấn đề liên quan. Theo đó, kết cấu của Luật sẽ bao gồm 3 phần, gồm: Các quy định về quy trình xử lý TCTD yếu kém, các biện pháp hỗ trợ phục hồi các TCTD yếu kém; các quy định về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm các khoản nợ của TCTD; các điều khoản sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD 2010 có liên quan đến việc khắc phục tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống, nâng cao năng lực quản trị, điều hành của TCTD. Đặc biệt, trong quy định để xử lý ngân hàng yếu kém, NHNN dự kiến sẽ có trình tự gồm 9 bước mà đáng chú ý nhất là NHNN sẽ thực hiện phương án mua bắt buộc hoặc thực hiện phương án phá sản ngân hàng.

Như vậy, một lần nữa, bản dự thảo đã nhắc tới phương án phá sản ngân hàng. Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, một số ngân hàng yếu kém từ nhiều năm qua đã thực thi một số giải pháp khắc phục như: Kiểm soát đặc biệt, ngân hàng tự khắc phục, giao cho một số ngân hàng có yếu tố nhà nước hỗ trợ, NHNN hỗ trợ các ngân hàng yếu kém để bảo đảm tính thanh khoản qua một số cơ chế… Đến nay, nếu các ngân hàng vẫn yếu kém thì việc thực hiện giải pháp phá sản các ngân hàng yếu kém cần phải tính đến. Tất nhiên, để một ngân hàng nào đó phá sản vẫn cần chú ý không làm đổ vỡ hệ thống và phải bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền.

Trên thực tế, quyết tâm của người đứng đầu NHNN đã được hiện thực hóa khi Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của TCTD được ban hành với quy định, TCTD không được cho khách hàng vay trả khoản nợ vay tại chính TCTD đó (cho vay đảo nợ). Không được cho vay để trả nợ khoản nợ vay tại TCTD khác và trả nợ khoản vay nước ngoài (trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định). Theo các chuyên gia, quy định này sẽ giúp hạn chế việc “vay nợ mới, trả nợ cũ”, che giấu nợ xấu, nợ quá hạn, khiến những khoản nợ được minh bạch, lộ rõ một cách thực chất để việc xử lý được triệt để hơn.

Có thể thấy, NHNN đang có những bước đi thực sự mạnh mẽ và cần thiết để giải quyết được vấn đề còn là “nút thắt” lâu năm của ngành ngân hàng. Với những bước đi đó, kỳ vọng về một hệ thống lành mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn sẽ trở thành hiện thức, giúp tăng niềm tin cho các nhà đầu tư.

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读