Nông dân thu hoạch lúa mùa nổi
Lúa mùa nổi là loại lúa truyền thống đã được người dân Vùng Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất trước năm 1985. Với đặc tính nước đến đâu,ồisinhlúamùanổlịch thi đấu bóng đá úc cây lúa vươn lóng, vượt lên khỏi mặt nước đến đó nên đây là loại cây lương thực được người dân vùng lũ khá chuộng và gọi là lúa mùa nổi. Và đây là năm thứ 4, người dân ấp Láng Sen, xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng trồng lúa mùa nổi. Năm đầu, diện tích chỉ vỏn vẹn gần 30ha. Năm thứ hai, diện tích tăng lên khoảng 50ha. Năm thứ 3, thứ 4, diện tích tăng lên 100ha và được doanh nghiệp hỗ trợ giống, bao tiêu đầu ra ngay từ đầu vụ với giá 15.000 đồng/kg.
Giống lúa được nông dân ấp Láng Sen canh tác là Nàng Tây đùm. Đây là giống lúa thích ứng với vùng biến đổi khí hậu, có thể trồng trong vùng ngập lũ sâu, nước dâng đến đâu cây lúa phát triển đến đó (lúa cao từ 2,5-3m). Lúa trồng khoảng 6 tháng bắt đầu thu hoạch. Hầu hết nông dân trồng lúa mùa nổi không dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên hạt gạo đạt độ dinh dưỡng rất cao và an toàn cho người tiêu dùng.
Tuy năm nay sản lượng không cao, chỉ khoảng 1 tấn/ha, lợi nhuận không nhiều nhưng nông dân vẫn phấn khởi, một phần vì có thêm thu nhập trong mùa nước nổi, một phần vì góp phần chung tay cùng chính quyền địa phương bảo tồn, gìn giữ được lúa mùa nổi - một nét văn hóa đặc trưng của ông bà ta trong những năm đầu khai hoang lập nghiệp.