【kết quả hạng 2】Công nghiệp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng trưởng tích cực

TheôngnghiệpcáctỉnhĐồngbằngsôngCửuLongtăngtrưởngtíchcựkết quả hạng 2o ngành Công Thương các tỉnh ĐBSCL, cùng với sự bứt phá của lĩnh vực xuất khẩu, trong quý 1 năm nay ngành công nghiệp các tỉnh này đã có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ.

Tại Long An, quí I/2019, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15,27% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,31%; sản xuất và phân phối điện tăng 14,65%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,34% so cùng kỳ. Theo Sở Công Thương tỉnh này, có tới 56/75 nhóm có tốc độ tăng so cùng kỳ, tập trung vào sản phẩm gạch xây dựng, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ, sản phẩm may mặc, chỉ sợi các loại, dược phẩm...

cong nghiep cac tinh dong bang song cuu long tang truong tich cuc

Các ngành công nghiệp Long An đã tăng trưởng tương đối tốt trong quý 1/2019

Tại Cần Thơ, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 6,16% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 6,31%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,51%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải tăng 3,25%. Sở Công Thương TP. Cần Thơ cho hay, các mặt hàng công nghiệp chủ lực của thành phố vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định như tôm đông lạnh tăng 17,67%; thức ăn cho thủy sản tăng 34%; bia đóng lon tăng 10,40%; quần áo may sẵn tăng 14,33%... Nguyên nhân do các doanh nghiệp bắt đầu ổn định sản xuất, đảm bảo các đơn hàng đã ký nên lượng sản xuất các mặt hàng này tăng.

Cũng trong quý 1/2018, chỉ số sản xuất công nghiệp của An Giang tăng 7,95% so cùng kỳ và những sản phẩm có mức sản xuất tăng cao tập trung vào hàng may mặc, dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế, sản phẩm da giày túi xách, thủy sản đông lạnh…

Còn ở Hậu Giang, theo ông Nguyễn Văn Thậm, Phó giám đốc Sở Công Thương Hậu Giang, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ do hiệu ứng tích cực từ chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh của Trung ương và của tỉnh, đặc biệt là sự nỗ lực của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh.

Các tỉnh khác gồm Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long... cũng ghi nhận những kết quả tích cực trong sản xuất công nghiệp nhờ sự hỗ trợ từ ngành Công Thương và chính quyền địa phương.

Theo nhận định của ngành Công Thương khu vực ĐBSCL, vấn đề cải cách hành chính đã được các tỉnh này thực hiện quyết liệt trong mấy năm nay thông qua việc liên tục rà soát nhằm cắt giảm những thủ tục hành chính (TTHC) không còn phù hợp để tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động. Đơn cử Sở Công Thương Hậu Giang đã công bố danh mục TTHC mới ban hành/ bị bãi bỏ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Công Thương tỉnh, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho một số doanh nghiệp hoạt động. Sở này cũng cho biết đang tích cực sử dụng công nghệ thông tin vào giải quyết hồ sơ để tiết kiệm chi phí, giảm thời gian cho doanh nghiệp.

Ngoài giải quyết trước hạn gần 1.000/1.126 hồ sơ tiếp nhận của doanh nghiệp, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh niêm yết công khai 117 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở để doanh nghiệp thuận tiện theo dõi. Chúng tôi cũng duy trì nâng cao hiệu quả triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào giải quyết công việc đối với các TTHC”, ông Lê Minh Đức - Giám đốc Sở Công Thương Long An cho biết.

ĐBSCL được nhận định có môi trường đầu tư, kinh doanh năng động và được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây, nhờ vào sự nỗ lực trong điều hành kinh tế của chính quyền địa phương. Năm 2018, vùng ĐBSCL có 9.500 DN thành lập mới; kim ngạch xuất khẩu của các DN toàn vùng đạt 17,5 tỷ USD; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 716.000 tỷ đồng.
La liga
上一篇:Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
下一篇:Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người