Bởi với khoảng 19 triệu thuê bao (TB) di động có phát sinh cước 3G (đến tháng 9/2013),àmạngtínhđếnchuyệnlàmkhósoi kèo bồ đào nha hôm nay chỉ cần khoảng 50% TB sử dụng các gói cước 70.000 đồng/tháng (trước đây 50.000 đồng/tháng), thì mỗi tháng nhà mạng đã bỏ túi thêm khoảng 190 tỉ đồng, mỗi năm bỏ túi thêm 2.280 tỉ đồng.
Nếu tính cả mức tăng cước ở các gói cước khác và tăng cước lưu lượng vượt định mức, thì nguồn thu thêm của nhà mạng có thể gấp rưỡi hoặc gấp đôi con số 2.280 tỉ đồng. Đây là một số tiền khổng lồ có thể kiếm được chỉ cần thông qua một quyết định tăng giá cước.
Trước đây, dù cho nhà mạng có kích cầu thế nào đi nữa, nhưng người dùng chủ yếu vào mạng để check email, đọc báo, đa phần thông qua mạng wifi hay ADSL, vì thế không “đốt” lưu lượng 3G là bao. Từ khi Facebook, YouTube nở rộ và rồi đến lượt các ứng dụng OTT bùng phát, nhu cầu sử dụng 3G đã hoàn toàn thay đổi. Lưu lượng 3G được hàng chục triệu người dùng di động sử dụng không những đã tăng vọt, mà nhà mạng chẳng cần khuyến mãi “khủng” đi nữa thì TB di động vẫn “đốt” dữ liệu đều đều. Facebook và các OTT chính là các ứng dụng nội dung bom tấn kích cầu 3G mạnh mẽ cho nhà mạng.
Khi số lượng người dùng tăng vọt, nhà mạng viện lý do bán dưới giá thành để thực hiện việc tăng cước. Những tưởng, tăng cước xong thì người dùng sẽ được sử dụng chất lượng dịch vụ tốt hơn bởi nhà mạng cam kết nâng cấp chất lượng dịch vụ, thì hóa ra khách hàng lại phải hứng chịu một cú sốc thứ hai: Hàng loạt người dùng các ứng dụng OTT như Viber, Line, Zalo, Kakao Talk... những ngày gần đây liên tục gặp trục trặc, chập chờn bất ổn nhưng khi chuyển sang dùng mạng wifi thì lại chạy ngon lành.
Dư luận cho rằng nhà mạng chặn các ứng dụng OTT đã được đề cập nhiều. Không chặn hẳn vì sợ bị phát hiện, mà nhà mạng lúc mở lúc thắt, khiến cho người dùng ứng dụng OTT dần chán. Vì sao nhà mạng làm vậy? Trên nhiều diễn đàn đang bàn tán rằng, nhà mạng làm vậy vì đang nhăm nhe tung ra gói cước OTT, để buộc người dùng sử dụng gói cước này thì mới được hưởng chất lượng 3G ổn định. Và tất nhiên khi ấy, nhà mạng lại có thêm nguồn thu khổng lồ, chỉ có người tiêu dùng là chịu thiệt thêm.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhà mạng vừa tăng mạnh cước 3G đã tạo ra thêm gánh nặng cho người tiêu dùng. Sau cú sốc này, nhà mạng lại lăm le bắt người dùng phải trả thêm cho các gói cước OTT mới được hưởng chất lượng 3G ổn định, thì chẳng khác nào buộc người tiêu dùng phải đóng thêm những khoản siêu địa tô trên mảnh đất 3G do họ nắm quyền sở hữu?
Cả chục triệu người dùng di động tại Việt Nam sẽ phải trả thêm nhiều ngàn tỉ đồng cho một dịch vụ chất lượng chập chờn nhưng giá cước lại cao hơn. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, dường như bóng ma độc quyền trên thị trường thông tin di động đang quay trở lại...
Theo Lao động
顶: 1259踩: 71
【soi kèo bồ đào nha hôm nay】Nhà mạng tính đến chuyện “làm khó” OTT
人参与 | 时间:2025-01-12 23:28:04
相关文章
- Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- Có hay không hành vi bao che cho phương tiện chở cây xanh khủng?
- Đối tượng 'giấu mặt' hack con tàu bay xa nhất trong vũ trụ của NASA
- Những vấn đề nổi cộm mùa lễ hội năm 2018 sẽ được giải quyết triệt để
- Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- Thông tin mới về vụ 'mất tích' bí ẩn của Chủ tịch huyện Quốc Oai
- Quảng Ninh: Phát hiện quả bom nặng 250kg còn sót lại từ chiến tranh
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm một số cơ sở y tế miền núi Quảng Trị
- Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- Cách làm bánh dứa Đài Loan (Trung Quốc) cực ngon cho những ngày cuối năm
评论专区