当前位置:首页 > La liga > 【ta88.con】Chứng khoán 10/2: Cổ phiếu lớn thiếu đồng thuận, VN

【ta88.con】Chứng khoán 10/2: Cổ phiếu lớn thiếu đồng thuận, VN

2025-01-10 23:58:50 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777

sau gio khop lenh

Cổ phiếu lớn thiếu đồng thuận

Tính chung cả tuần giao dịch trọn vẹn đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết,ứngkhoánCổphiếulớnthiếuđồngthuậta88.con VN-Index tăng 3,43 điểm, tương đương 0,5%. Như thế chỉ số vẫn chỉ “xêm xêm” mức đóng cửa của phiên ngày 3/2, ngày đầu tiên thị trường giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ.

Phiên giao dịch ngày 4/2, VN-Index đạt đỉnh 708,1 điểm. Đó là mức dao động mạnh nhất kể từ khi chỉ số vượt qua ngưỡng tâm lý 700 điểm. Thống kê như vậy để thấy rằng, mức đóng cửa 1 tuần nay vẫn chỉ là luẩn quẩn quanh ngưỡng 700 điểm mà thôi. Chỉ số này thậm chí còn chưa thoát ra được mức cao nhất của phiên ngày 4/2.

Hôm nay VN-Index có nỗ lực lớn khi đạt mức tăng điểm số khá nhất trong 6 phiên vừa qua. Đó là nhờ một số cổ phiếu vốn hóa lớn đã tăng trở lại, nhưng thực tế các cổ phiếu lớn nhất vẫn chưa có được sự đồng thuận cần thiết.

GAS, CTG và SAB là 3 cổ phiếu trụ mạnh nhất sàn HSX hôm nay. GAS tăng 1,72%, CTG tăng 2,77% và SAB tăng 1,04%. Cả ba cổ phiếu này đều trở lại sau những ngày biến động rất mạnh trước đó: Hôm qua GAS còn rơi 1,9%, SAB giảm 2% còn CTG vừa có 1 nhịp giảm gần 5%.

Điều quá đáng tiếc là khi GAS, CTG, SAB phục hồi thì lại đến lượt các cổ phiếu vốn hóa lớn khác giảm, thậm chí giảm mạnh: VCB giảm 1,01%, MSN giảm 1,18%, VIC giảm 0,35%, VNM giảm 0,22%.

Nếu nhìn sang sàn HNX, tuy sàn này có ít cổ phiếu tăng giá, nhưng các mã lớn nhất lại đồng thuận cao. Chỉ có SHB giảm 1,96% là lạc điệu, còn ACB, VCS, PVS đều tăng tốt. Do đó HNX-Index vẫn tăng 0,46%.

Bản thân các cổ phiếu trong rổ vốn hóa lớn nhất trên sàn HSX cũng thể hiện một ngày tồi tệ. HSX30 có số mã giảm giá nhiều hơn số tăng và chỉ số lại giảm. Hai phiên trở lại đây, các mã lớn trong nhóm này bắt đầu “đường ai nấy đi”, cổ này tăng thì cổ khác giảm triệt tiêu lẫn nhau. Tình trạng này không phải là quá lạ vì mỗi cổ phiếu có sức ép kháng cự riêng, nhưng hiện tượng này lại diễn ra ở thời điểm VN-Index vừa vượt qua ngưỡng tâm lý quan trọng. Thị trường phần nào bị mất hứng.

Nguội lạnh vốn ngoại

Tính đến hôm nay là gần nửa tháng 2 đã trôi qua, tức là được một nửa quý 1, thời điểm hàng năm nhà đầu tư nước ngoài giao dịch mạnh nhất. Tuy nhiên kể từ sau đầu năm 2017, dòng vốn này vẫn chưa thật sự có sự thay đổi đáng chú ý.

Tháng 1 là tháng khối ngoại giải ngân khá tốt. Tổng giá trị vốn vào ròng trên thị trường khoảng 686,12 tỷ đồng tính chung cả khớp lệnh lẫn thỏa thuận. Sau Tết, khối ngoại dường như vẫn chưa bắt nhịp với thị trường, giao dịch ở mức rất thấp. Từ đầu tháng 2 tới nay, khối này mới mua ròng thêm hơn 23 tỷ đồng cả thỏa thuận.

Với lượng vốn ngoại tương đối hạn hẹp, thị trường vẫn duy trì được mức thanh khoản cao là điều cần ghi nhận từ nỗ lực của nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên vốn ngoại đặc biệt quan trọng với các blue-chip vì đa số nhà đầu tư trong nước ưa thích các mã đầu cơ, đánh nhanh thắng nhanh.

Dòng vốn nước ngoài đang là ẩn số khá lớn lúc này, khi năm ngoái đã rút khỏi thị trường Việt Nam với con số kỷ lục. Theo thông lệ, quý 1 hàng năm thường là thời điểm dòng vốn này giải ngân mạnh. Quả thực đến giờ khối ngoại vẫn đang mua ròng, nhưng so với các năm trước, có lẽ năm nay sẽ không được tốt bằng. Trừ năm 2016 mang tính đặc thù (bị rút vốn mạnh), 2 tháng đầu năm 2015 khối ngoại mua ròng chừng 1.523 tỷ đồng, 2014 là 3.524 tỷ đồng. Mức mua cho đến giữa tháng 2 này vẫn còn quá nhỏ.

Hiện tượng các cổ phiếu blue-chips vẫn đang giằng co ở ngưỡng nhạy cảm 700 điểm cũng một phần vì thiếu vắng sức cầu dứt khoát./.

Khánh Nhi

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读