【kết quả bóng đá hôm qua rạng sáng nay】Mặc dù còn nhiều lo âu, xuất khẩu tôm năm nay vẫn là điểm sáng
Xuất khẩu tôm thu về 3,ặcdùcònnhiềuloâuxuấtkhẩutômnămnayvẫnlàđiểmsákết quả bóng đá hôm qua rạng sáng nay8 tỷ USD | |
Tôm xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn giảm sâu |
Chế biến tôm xuất khẩu tại FMC. Ảnh: DN cung cấp |
Top 5 nước xuất khẩu tôm
Xuất khẩu thủy sản năm 2021 về đích với kết quả ước tính gần 9 tỷ USD có thể được coi là kỳ tích trong bối cảnh hết sức khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngoài sự nỗ lực vuột bậc của các doanh nghiệp, kết quả trên trước hết là Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ với quyết sách chống dịch thích ứng, linh hoạt, đã mang đến luồng sinh khí mới, giúp cho sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản nhanh chóng hồi phục trong những tháng cuối năm 2021, tạo đà xuất khẩu cho năm 2022.
Bản thân nhiều doanh nghiệp thủy sản cũng đã rất nỗ lực, linh hoạt, tìm mọi biện pháp để dự trữ nguyên liệu đảm bảo duy trì việc chế biến thành phẩm, khắc phục những khó khăn rất lớn về thiếu tàu, thiếu container, chi phí sản xuất, cước vận chuyển tăng cao
Trong số các mặt hàng xuất khẩu năm 2021, xuất khẩu tôm vẫn thể hiện mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam. Sau khi tăng hơn tăng 14% trong 7 tháng năm 2021, xuất khẩu tôm giảm liên tiếp trong 2 hơn tháng. Bắt đầu từ nửa cuối tháng 10, xuất khẩu phục hồi ước tính trong cả năm nay, xuất khẩu tôm đạt trên 3,8 tỷ USD, tăng nhẹ so với năm 2020.
Với giá trị xuất khẩu như trên, Việt Nam đang nằm trong Top 5 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, đứng thứ 4 sau Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và đứng trước Thái Lan.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng cơ hội thị trường khi Ấn Độ, Indonesia bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh (thời điểm ấy, dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát ở Việt Nam); nhu cầu sử dụng tôm vẫn cao, thị trường tiêu thụ tôm trên toàn cầu ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh như cá tra; các nhà nhập khẩu tin tưởng vào khả năng cung ứng của các doanh nghiệp tôm Việt Nam nên đã chuyển nhiều đơn hàng về Việt Nam khi các nguồn cung lớn khác gặp khó khăn.
Điểm sáng nhất của tôm Việt Nam trong năm 2021 là giữ được sự tăng trưởng khá tốt sang thị trường Mỹ. Theo VASEP, nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam khá ổn định kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới. Trong 11 tháng năm nay, xuất khẩu tôm sang Mỹ đã đạt 984 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 28 % tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam. Dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục đà tăng trưởng kéo dài đến quý I/2022.
Vẫn còn nhiều lo âu
Đánh giá về cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2022, ông Trương Đình Hòe cho rằng, nỗ lực, sản xuất, xuất khẩu thủy sản năm 2021 đã mang lại nhiều bài học quý giá cho sản xuất, xuất khẩu thủy sản năm 2022.
Xuất khẩu thủy sản năm 2022 sẽ tiếp tục tăng trưởng. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên toàn cầu vẫn đang tăng khoảng 5% mỗi năm. Nếu ngành thủy sản Việt Nam tận dụng tốt việc tăng nhu cầu trên thế giới để tăng thêm thị phần, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, thì hoàn toàn có thể duy trì được sự tăng trưởng trong năm tới.
Theo nhận định của các doanh nghiệp, cả ngành thủy sản về đích, nhưng tâm thế về đích lần này rất khác biệt. Có những doanh nghiệp vui mừng, có những doanh nghiệp còn không ít đắn đo cho sắp tới, có nhiều doanh nghiệp âu lo vì không hoàn tất không ít hợp đồng vì hoàn cảnh khách quan phải ngưng hoặc thu hẹp sản xuất thời gian dài.
Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội Quản trị Công ty Cổ phần thực phẩm sao Ta, cả ngành về đích, nhưng sẽ không nhiều doanh nghiệp giữ được hiệu quả như năm trước. Lý do tiền thuê container rỗng đi thị trường xa như Bắc Mỹ, EU tăng quá mạnh. Nhất là Hoa Kỳ là thị trường tôm lớn nhất của Việt Nam có chi phí thuê container vận chuyển tôm tăng nặng nề nhất. Số tiền tăng đó có thể cao hơn số tiền lãi cho lô hàng chứa bên trong container. Kém hiệu quả còn do nhiều nguyên nhân khác, như: Vật tư đầu vào, chi phí lao động, chi phí y tế cho tầm soát dịch bệnh kéo dài...
Điểm sáng của năm qua là chuỗi giá trị ngành tôm duy trì tốt, chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng tôm không bị đứt gãy. Đây là nền tảng hết sức căn bản cho việc phục hồi trong năm nay. Một điểm khác cũng có thể coi là “điểm sáng” vì tạo ra cơ hội cho khu vực chế biến, là lượng lao động quay về quê qua khá lớn và một phần trong đó không có ý định quay lại làm việc ở các tỉnh thành công nghiệp nữa. Đây là một động lực để các doanh nghiệp mạnh tay mở rộng quy mô hoặc xây nhà xưởng mới. Khi các doanh nghiệp có động thái này cũng kích thích mảng nuôi tăng trưởng…
Tuy nhiên, những thiệt hại trong năm qua khiến tiềm lực tài chính ngành tôm không được bổ sung, hạn chế đầu tư mở rộng; các dự báo về dịch bệnh chưa được thật sự sáng sủa dù người dân đã tiêm tới mũi tăng cường; tình hình lạm phát lớn diễn ra trong phạm vi toàn cầu sẽ tác động trực tiếp thu nhập người nuôi, giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp; nỗi bất an còn ít nhiều trong suy nghĩ mỗi người vì cái khó còn rình rập, rủi ro có thể đến bất ngờ...