Một nghiên cứu của Đại học Duke và Nhóm Hoạt động vì Môi trường tại Washington,ạitừchấtchốngcháytrongđồnộithấkqbd malmo DC đã phát hiện bằng chứng cho thấy, việc tiếp xúc với chất chống cháy có khả năng gây hại trong các mẫu nước tiểu của tất cả 22 bà mẹ và 26 trẻ em trong cuộc thử nghiệm. Trung bình, hàm lượng chất chống cháy nguy hại TDCPP trong cơ thể trẻ em cao gấp 5 lần so với cơ thể mẹ.
Chất chống cháy trong đồ nội thất gây nhiều nguy hại cho người tiếp xúc. Ảnh minh họa
TDCPP, hóa chất chính trong cuộc nghiên cứu, thường xuất hiện ở các bọt sử dụng để làm ghế sofa, gối, nệm và thảm đệm cũng như trong nhiều mặt hàng gia dụng khác. California từng khuyến cáo, TDCPP dễ gây ung thư trên tất cả các sản phẩm sử dụng hóa chất này và cần có biện pháp sử dụng thay thế. Bên cạnh đó, Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng cũng liệt kê TDCPP trong danh sách các chất có nguy cơ gây ung thư.
"Trong nhiều gia đình tại Mỹ, việc tiếp xúc với các hóa chất này trở thành kinh niên” do tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: kích thước ngôi nhà và mức độ thoáng khí, địa điểm mua các đồ nội thất, chất liệu nội thất và vật liệu cách nhiệt trong nhà, bà Heather Stapleton, phó giáo sư hóa học môi trường tại Đại học Môi trường Nicholas thuộc Duke cho biết.
"Chúng tôi tập trung nghiên cứu vào bốn hoặc năm chất chống cháy (bao gồm TPhP, ip-TPhP và EH-TBB), nhưng thực tế có hàng chục đến hàng trăm chất thoát ra từ các loại đồ dùng trong nhà. Ngoài ra hiện nay, chúng còn có trong các thiết bị điện tử, xe hơi, máy bay và nhiều mặt hàng khác”, bà cho biết thêm.
Nhiều năm qua, việc nghiên cứu và tranh luận đã cho thấy những khả năng gây hại của các hóa chất này. Tuy nhiên, nghiên cứu Duke / EWG được công bố vào tháng trước trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường là nghiên cứu đầu tiên điều tra về việc tiếp xúc của trẻ trong một lớp học có sử dụng chất chống cháy. (PBDE là một loại chất cháy thông thường có ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ thần kinh ở trẻ và đã bị cấm trong thập kỉ qua).
Ellen Cooper, nhà khoa học nghiên cứu của Duke, cho biết mục đích của dự án là "giúp người tiêu dùngcó nhiều thông tin lựa chọn hơn trong việc mua sắm, nhà quản lý cũng cần có những quyết định đúng đắn hơn trong mọi việc, mặt khác các nhà nghiên cứu sẽ có những đánh giá tốt hơn về quá tình tiếp xúc với hóa chất độc hại để hiểu rõ những tác động liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng”.
Trên thực tế, nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất ở đây chính là tác động lâu dài của hóa chất đối với con người. Johanna Congleton, một nhà khoa học cao cấp tại EWG và cộng tác viên của dự án, cho biết hóa chất TDCPP "liên tục gây ra các khối u ở động vật.