当前位置:首页 > Thể thao > 【ket qua bong da net hom nay】Tránh việc bảo đảm của Chính phủ một cách tràn lan đối với dự án PPP

【ket qua bong da net hom nay】Tránh việc bảo đảm của Chính phủ một cách tràn lan đối với dự án PPP

2025-01-10 21:03:27 [World Cup] 来源:Empire777

đại biểu quốc hội

ĐB Nguyễn Thanh Quang (Đà Nẵng) phát biểu tại tổ. Ảnh: T.T.

Sáng 11/11,ánhviệcbảođảmcủaChínhphủmộtcáchtrànlanđốivớidựáket qua bong da net hom nay QH đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về dự án Luật Đầu tư theo hình thức PPP và sau đó thảo luận ở tổ về dự án này.

Nhà đầu tư lo ngại rủi ro chính sách

Theo báo cáo của Chính phủ, cần thiết phải ban hành dự án luật này vì cần có khung pháp lý ổn định cho các hợp đồng PPP dài hạn, nhiều rủi ro, đầu tư quy mô lớn.

Hiện quy định về PPP tại nước ta được các nhà đầu tư đánh giá là tính ổn định chưa cao. Hợp đồng dự án PPP thường kéo dài từ 20 – 30 năm. Nhà đầu tư cũng như các bên cho vay thường yêu cầu tính bền vững của các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng. Do vậy, rủi ro khi chính sách thay đổi là hiện hữu đối với nhà đầu tư, dẫn tới việc nhiều nhà đầu tư yêu cầu một mức lợi nhuận cao hơn hoặc yêu cầu Chính phủ cam kết nhiều hơn, thời gian thu hồi vốn dài hơn nhằm phòng ngừa những rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu. Điều này gián tiếp làm tăng chi phí của bản thân dự án, chi phí xã hội để thực hiện dự án PPP, cũng như chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư quốc tế do cam kết từ khu vực công còn thấp.

Tổng kết tình hình thực hiện dự án PPP vừa qua cho thấy, các dự án PPP (nếu không tính dự án áp dụng loại hợp đồng BT) được triển khai chủ yếu thuộc một số lĩnh vực trọng điểm như giao thông vận tải, năng lượng... với hai loại hợp đồng được áp dụng phổ biến là BOT và BT.

Số lượng dự án, lĩnh vực giao thông vận tải chiếm đa số (220/336 dự án) với tổng vốn đầu tư khoảng 280 nghìn tỷ đồng. Tuy lĩnh vực năng lượng chỉ thực hiện 18 dự án nhưng tổng vốn đầu tư đạt khoảng 860 nghìn tỷ đồng.

Tách để quản lý vốn đầu tư công trong dự án PPP

Về cách thức sử dụng vốn đầu tư công trong dự án PPP, vốn nhà nước trong dự án PPP theo thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn áp dụng tại Việt Nam được sử dụng cho các mục đích: hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án PPP; thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong dự án PPP áp dụng loại hợp đồng BTL (hợp đồng xây dựng- chuyển giao- thuê dịch vụ), BLT (xây dựng - thuê dịch vụ- chuyển giao); giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư.

Đối với phần vốn nhà nước sử dụng cho mục đích hỗ trợ xây dựng và giải phóng mặt bằng, theo kinh nghiệm quốc tế, phần vốn này được các nước giải ngân cho doanh nghiệp dự án PPP theo tiến độ, khối lượng thỏa thuận tại hợp đồng. Đây là phần Chính phủ các nước hỗ trợ cho dự án PPP nhằm tăng tính khả thi, không có tính chất “góp” vào vốn chủ sở hữu để phân chia lợi nhuận sau này. Do đó, sẽ không có tình trạng “mất quyền chi phối” như một số trường hợp xảy ra với các doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

Vốn nhà nước sử dụng cho mục đích hỗ trợ xây dựng và giải phóng mặt bằng chủ yếu được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công, phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư công. Trong khi vốn để thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP được bố trí từ cả nguồn vốn đầu tư công và nguồn chi thường xuyên. Do đó, có ý kiến cho rằng cần phân tách rõ phần “vốn công” và phần “vốn tư” để thuận lợi cho công tác quản lý, hậu kiểm.

Theo đó, dự thảo luật đã quy định 2 hình thức quản lý và sử dụng vốn đầu tư công trong dự án PPP, cụ thể: Tách thành một dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công trong dự án PPP. Giải ngân cho doanh nghiệp dự án PPP theo hạng mục cụ thể với tỷ lệ, giá trị, tiến độ giải ngân được quy định tại hợp đồng (có thể tách thành các gói thầu sử dụng vốn nhà nước để thuận tiện quản lý).

Có thể hình thành cơ chế xin – cho

Về bản chất, dự án PPP là dự án được triển khai nhằm mục đích cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công (mục đích công) thông qua đầu tư tư nhân (vốn tư); hoặc quản lý tư. Nhà nước muốn kêu gọi nguồn lực tài chính, thì cũng cần có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc bảo đảm tính khả thi của dự án, không thể đẩy toàn bộ trách nhiệm, rủi ro của việc thực hiện dự án mục đích công này cho tư nhân như đối với dự án đầu tư kinh doanh, thương mại thông thường.

Do đó, đối với nội dung này, Chính phủ báo cáo QH 2 cơ chế sau: Thứ nhất, cơ chế bảo đảm cân đối ngoại tệ và cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu giữa nhà nước và nhà đầu tư.

Đối với các dự án PPP do QH, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, sau khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp trong khuôn khổ hợp đồng như nêu trên nhưng chưa bảo đảm được mức doanh thu cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án (làm ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp dịch vụ công cho người dân), Chính phủ đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro. Cụ thể: Chính phủ cam kết chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án không quá 50% phần hụt thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cam kết chia sẻ với Chính phủ không thấp hơn 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng.

Thẩm tra về vấn đề này, Ủy ban Kinh tế cho rằng việc xây dựng cơ chế bảo đảm của Chính phủ đối với các dự án PPP quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của QH và Thủ tướng Chính phủ trong dự án luật là cần thiết, đáp ứng được sự mong đợi của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung ngay tại dự thảo luật một số quy định mang tính nguyên tắc như quy định cụ thể về điều kiện, phạm vi, trường hợp áp dụng các cơ chế bảo đảm (bảo đảm cân đối ngoại tệ, bảo đảm cam kết thực hiện nghĩa vụ, bảo đảm nghĩa vụ cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu…). Đồng thời xây dựng cơ chế đánh giá, theo dõi và quản lý các nghĩa vụ nợ dự phòng, rủi ro tài khóa tiềm ẩn từ các dự án PPP trong bối cảnh số lượng dự án PPP và tích lũy vốn PPP sẽ tăng lên đáng kể ở cả cấp trung ương và địa phương, tránh việc bảo đảm của Chính phủ một cách tràn lan, nhằm kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đây cũng là ý kiến nhận được sự đồng tình của một số đại biểu QH tại phiên thảo luận tại tổ của QH ngay trong sáng 11/11.

Theo đại biểu Võ Thị Như Hoa (Đà Nẵng), việc chia sẻ rủi ro sẽ phát sinh nhiều khiếu kiện. ĐB đặt câu hỏi, nếu trong trường hợp hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ thực hiện như thế nào. “Chia sẻ 50% tiền của ngân sách thì phải coi như là hình thức đầu tư công. Không phải trường hợp nào cứ hụt doanh thu là chia sẻ mà phải xác định yếu tố lỗi, trong trường hợp nhà đầu tư khắc phục không được thì mới chia sẻ”, đại biểu Võ Thị Như Hoa nói.

Theo đại biểu Nguyễn Thanh Quang (Đà Nẵng), quy định: "Chính phủ quy định chi tiết quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP đối với từng lĩnh vực quy định, nhưng không thấp hơn 200 tỷ đồng, trừ dự án áp dụng loại hợp đồng kinh doanh – quản lý", cần được cân nhắc và quy định quy mô dự án tùy theo điều kiện của kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Bởi nếu quy định cứng trong luật sẽ có thể dẫn đến phải sửa luật.

Đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) cho rằng, luật phải có định hướng rõ ràng, với dự án luật này, nhà nước vừa là chủ thể, vừa là người tuân thủ, có thể dẫn đến xung đột các luật khác hay không cũng là điều phải tính đến. Đồng thời, đại biểu cũng cho rằng, phải có quy định không cho doanh nghiệp nhà nước tham gia vào hợp đồng PPP, bởi nếu như vậy là đối tác “công – công”, chứ không phải công – tư.

Đại biểu Bùi Ngọc Phương (Ninh Bình) bày tỏ đồng tình cần phải có dự án luật nhằm khai thác nguồn lực tư nhân cho phát triển kinh tế - xã hội trong khi nguồn lực ngân sách có hạn.

Tuy nhiên, đại biểu đặt câu hỏi, liệu có phải sau khi QH giám sát về các dự án BOT và ban hành nghị quyết thì đến nay không có dự án BOT nào nữa. “Liệu có phải do nghị quyết của QH là dự án BOT phải làm ở khung đường mới song song để người dân lựa chọn; không được phép làm 1 đằng thu phí 1 nẻo và phải công khai, minh bạch dự án, mà đến nay không làm được dự án BOT hay không?”.

Đại biểu cũng đề nghị có cơ chế chặt chẽ về chia sẻ rủi ro, tránh tình trạng kiếm lời thì ăn mà khó khăn thì được nhà nước chia sẻ và trong trường hợp dễ dãi có thể hình thành cơ chế xin – cho./.

Minh Anh

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读