Mô hình Mạng lưới Hải quan toàn cầu. Để đưa GNC thành hiện thực,ợptácthôngquaMạnglướiHảiquantoàncầkết quả eibar WCO đã thành lập một nhóm làm việc để phân tích khả năng hợp lý hóa, hài hòa và tiêu chuẩn hóa việc trao đổi thông tin an toàn giữa các thành viên WCO. Trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2012, cơ sở hoạt động của nhóm làm việc đã được củng cố thêm bởi tinh thần “kết nối” của WCO cũng như sự quan tâm đến những lợi ích rút ra từ mối quan hệ Hải quan- Hải quan (nhất là về trao đổi thông tin phục vụ quản lý hải quan). Ở cấp độ song phương hay đa phương, các cơ quan Hải quan tiếp tục xác định những lĩnh vực hợp tác trọng tâm và cách thức chia sẻ thông tin phù hợp nhất. Với những nguyên tắc, chuẩn mực chung đặt dưới sự điều phối của WCO, một thành viên WCO có thể tận dụng nguồn lực của các thành viên khác để sử dụng hiệu quả theo hoàn cảnh riêng của cơ quan, quốc gia mình. Với GNC, việc kết nối giữa các thành viên WCO được thể hiện rõ trong tất cả các mặt: kỹ thuật, công nghệ, nghiệp vụ và hỗ trợ hành chính ở các cấp từ cụ thể đến khái quát. Thực chất, GNC là một phương pháp chuẩn hóa để các cơ quan Hải quan trao đổi thông tin trong phạm vi Hải quan- Hải quan (C2C), bao gồm cả các dữ liệu thu thập từ các nguồn thương mại khác. Sau khi được hình thành, hầu hết các mô hình hợp GNC đều vận hành trên nền tảng song phương, ví dụ, giữa cơ quan Hải quan của quốc gia A với cơ quan Hải quan của quốc gia B. Tuy nhiên, một số khác vẫn vận hành trên nền tảng đa phương hoặc nhiều bên, mà điển hình là quan hệ trong các Liên minh Hải quan. Cũng giống như các công cụ khác của WCO, khi thực hiện GNC, cũng sẽ có một loạt các nghị định thư hợp tác, chuẩn mực và hướng dẫn được ban hành nhằm tạo thuận lợi cho quá trình triển khai của các thành viên. Trong khuôn khổ GNC, thời gian trao đổi thông tin được rút ngắn theo cam kết thỏa thuận giữa các bên đồng nghĩa với việc giảm chi phí hoạt động đối với cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp. Khi tự nguyện áp dụng GNC, các thành viên WCO có thể tiếp tục đàm phán, phát triển và ký kết các thoản thuận một lần. Điều này cũng được áp dụng ngay cả khi quốc gia đối tác đang ký kết GNC với đối tác khác. Để thực hiện GNC, luật pháp quốc gia phải cho phép cơ quan Hải quan trao đổi thông tin và bảo vệ thông tin được chia sẻ với đối tác nước ngoài. Cơ quan Hải quan cũng phải chuẩn bị chia sẻ thông tin trong khuôn khổ GNC trên nền tảng giao dịch điện tử với các chuẩn mực đã được quy định. Về nội dung, GNC gồm có hai phần là thông tin thương mại (xử lý các giao dịch mang tính hệ thống) và thông tin kiểm soát (xử lý các thông điệp được trao đổi theo một yêu cầu đặc biệt về thông tin của cơ quan Hải quan). Các thông tin thương mại chủ yếu liên quan đến dữ liệu xuất khẩu được thu thập thông qua một ứng dụng hải quan. Thông tin kiểm soát được gửi bởi một cơ quan Hải quan theo thảo thuận hỗ trợ hành chính song phương hoặc khi có yêu cầu đánh giá một rủi ro giao dịch thương mại cần được làm rõ. WCO cũng định hướng GNC trong tương lai sẽ cần có sự quan tâm của các cơ quan chính phủ khác. Các phương pháp trao đổi thông tin của GNC được xây dựng phù hợp với các công cụ của WCO như Mô hình dữ liệu, Công ước Kyoto sửa đổi và Khung chuẩn mực SAFE… Các thông tin được lưu trữ trong các khối ứng dụng với những chủ đề khác nhau như doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt (AEO), gian lận thương mại… Các khối ứng dụng này có thể được xây dựng theo cách thức đồng nhất hoặc có thể được tùy biến theo khả năng và nhu cầu của đối tác. Tuy nhiên, thành viên WCO khi sử dụng GNC không nhất thiết phải sử dụng các chuẩn mực của WCO như Số tham chiếu duy nhất (URC). Thực tế, có một công cụ nhận dạng trong khối ứng dụng để bên trao đổi thông tin có thể đánh dấu và theo dõi những thông tin trao đổi. Kết quả thực hiện sẽ dần được gửi về WCO để xây dựng mô hình thư viện các khối ứng dụng của WCO. Về pháp lý, điều kiện tiên quyết là quốc gia áp dụng GNC phải có quy định pháp lý cho việc trao đổi thông tin để đảm bảo tính an toàn của dữ liệu. Đối với những cơ quan Hải quan đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương, khi áp dụng GNC cũng chỉ cần sửa đổi một phần nội dung của thỏa thuận vì các quy định đã được nêu rõ trong văn bản của WCO. Chi phí để các cơ quan Hải quan áp dụng GNC không lớn và việc áp dụng cũng không quá phức tạp. Khó khăn lớn nhất đối với giải pháp này chính là cơ sở pháp lý, an toàn dữ liệu và các vấn đề bảo mật. Ngoài ra, các cơ quan Hải quan cũng cần xem xét thành lập một đầu mối chịu trách nhiệm về hệ thống, giải quyết các vướng mắc của quá trình thiết lập và tài chính. Trong GNC, WCO xây dựng một bản đồ các luồng giao dịch thương mại của 150 quốc gia và Liên minh Hải quan. Mô hình được gọi là Ma trận Thương mại Thế giới. Theo mục đích của GNC, có 3 lớp: cao, trung bình và thấp. Các lớp ở mức độ cao và thấp sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ mô hình này. Trong khi đó, các quốc gia thuộc lớp giữa có thể cải thiện vị trí bằng cách điều chỉnh quy trình thủ tục, tăng cường trao đổi thông tin. Có thể nói đây chính là một mô hình kinh tế lượng với cách thức đưa ra mô hình mô phỏng phân tích chi phí, dựa trên cơ sở mối quan hệ tương quan của lượng giao dịch thương mại giữa các quốc gia với quy trình thủ tục để giải thích các thỏa thuận về trao đổi thông tin. Vân Anh |