当前位置:首页 > La liga > 【bong da dem qua】EVFTA: Cơ hội thực sự cho cổ phiếu dệt may chỉ tới trong trung, dài hạn

【bong da dem qua】EVFTA: Cơ hội thực sự cho cổ phiếu dệt may chỉ tới trong trung, dài hạn

2025-01-10 15:48:23 [Thể thao] 来源:Empire777

Để làm rõ hơn về cơ hội của cổ phiếu ngành dệt may,ơhộithựcsựchocổphiếudệtmaychỉtớitrongtrungdàihạbong da dem qua phóng viên TBTCO đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Quang Hinh – Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VNDS).

* PV:Thưa ông, Hiệp định EVFTA đã chính thức được EU thông qua. Ông đánh giá thế nào về sự tác động của EVFTA đối với nền kinh tế nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng?

EVFTA: Cơ hội thực sự cho cổ phiếu dệt may chỉ tới trong trung, dài hạn
Tôi cho rằng, câu chuyện EVFTA là câu chuyện dài khi mà các doanh nghiệp dệt may trong nước phải tìm cách đáp ứng nguyên tắc xuất xứ (từ vải trở đi). Do đó, trong ngắn hạn, cổ phiếu ngành này là trung lập, nghiêng một chút về tiêu cực; nhưng trong dài hạn vẫn là tích cực. Ông Đinh Quang Hinh

- Ông Đinh Quang Hinh:Hiệp định EVFTA sẽ có tác động tích cực đến thương mại và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Năm 2019, EU (28 nước, bao gồm cả Vương quốc Anh) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với giá trị đạt 41,5 tỷ USD. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ ngay lập tức 85,6% số dòng thuế đối với hàng hóa Việt Nam, tương ứng với 70,3% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% các dòng thuế, tương đương 99,7% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Đối với các mặt hàng còn lại, EU cam kết cung cấp cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu bằng 0%. Như vậy, EVFTA sẽ mang lại lợi thế lớn cho các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sang EU so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực mà chưa có hiệp định thương mại tự do với EU.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, EVFTA có thể giúp xuất khẩu Việt Nam vào EU tăng 42,7% vào năm 2025 và 44,4% vào năm 2030 so với kịch bản không có EVFTA. Đồng thời, có thể giúp GDP của Việt Nam tăng 2,2 - 3,3% (trong giai đoạn 2019 - 2023); tăng 4,6 - 5,3% (trong giai đoạn 2024 - 2028) và tăng 7,1 - 7,7% (trong giai đoạn 2029 - 2033) so với trường hợp không có EVFTA.

* PV:Đâu là những nhóm ngành được cho là hưởng lợi và những nhóm ngành nào sẽ chịu sự cạnh tranh lớn khi EVFTA có hiệu lực, thưa ông?

- Ông Đinh Quang Hinh:Các ngành được hưởng lợi lớn nhất nhờ EVFTA sẽ là những ngành được gỡ bỏ hàng rào thuế quan nhiều nhất khi xuất khẩu sang EU như ngành thủy sản, dệt may, điện thoại, máy tính và các sản phẩm điện tử.

Ngược lại, một số ngành trong nước như dược phẩm, sữa và chăn nuôi sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gia tăng từ các sản phẩm nhập khẩu từ EU khi EVFTA có hiệu lực.

cổ phiếu dệt may
Thị trường EU chiếm khoảng 11% giá trị xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam, nếu được hưởng ưu đãi thuế, tỷ trọng này chắc chắn sẽ tăng lên trong thời gian tới. Ảnh: DT.

* PV:Trên TTCK, cổ phiếu hai nhóm ngành dệt may và thủy sản được cho là được hưởng lợi từ EVFTA. Ông có thể cho biết tiềm năng của cổ phiếu hai ngành này trong thời gian tới?

- Ông Đinh Quang Hinh:Trong ngắn hạn, tôi cho rằng tác động hiện tại đối với cổ phiếu ngành dệt may và thủy sản chủ yếu là tác động tâm lý, do hiện nay EVFTA vẫn chưa chính thức có hiệu lực và cần phải được Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua vào kỳ họp tháng 5 tới đây.

Tuy nhiên, về trung, dài hạn EVFTA sẽ có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may và thủy sản trên sàn nhờ được hưởng ưu đãi thuế lớn.

Cụ thể, đối với thủy sản, khoảng 90% số dòng thuế đối với các sản phẩm thủy sản của Việt Nam sẽ giảm xuống 0% trong vòng 3 - 4 năm từ mức thuế xuất khẩu trung bình hiện nay là 14%. Còn đối với dệt may, 42,5% số dòng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ được xóa (chủ yếu là thuế đối với nguyên liệu dệt) ngay khi hiệp định có hiệu lực, phần còn lại (chủ yếu là thuế đối với sản phẩm dệt may cuối cùng) sẽ giảm dần xuống 0% trong vòng 3 - 7 năm từ mức khởi điểm 12%. Hiện tại, các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU phải chịu mức thuế 7-17% (trung bình 9,6%) theo chương trình Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Hiện nay, thị trường EU chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và khoảng 11% giá trị xuất khẩu hàng may mặc. Nếu được hưởng ưu đãi thuế, tỷ trọng này chắc chắn sẽ tăng lên trong thời gian tới.

* PV:Riêng với ngành dệt may, trong ngắn hạn, ngành này tiếp tục thiếu nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc do dịch virus Covid-19. Theo ông, điều này có ảnh hưởng thế nào tới tính hấp dẫn của cổ phiếu dệt may khi việc ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh có thể là tiêu cực?

- Ông Đinh Quang Hinh:Hiện nay, khoảng 50% nguồn vải để sản xuất hàng may mặc của Việt Nam được nhập từ Trung Quốc nên chắc chắn là sẽ có ảnh hưởng khi mà các nhà máy ở Trung Quốc đang phải đóng cửa vì dịch bệnh (tùy vào tồn kho nguyên vật liệu của từng doanh nghiệp).

Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh từ cuối quý I và sang đến quý II của ngành. Đây được coi là yếu tố kìm hãm giá cổ phiếu của các doanh nghiệp dệt may trong thời gian này; song, những thông tin về EVFTA cũng đã giúp cho tâm lý các nhà đầu tư về cổ phiếu dệt may không quá u ám.

Tuy vậy, tôi cho rằng, câu chuyện EVFTA là câu chuyện dài khi mà các doanh nghiệp dệt may trong nước phải tìm cách đáp ứng nguyên tắc xuất xứ (từ vải trở đi). Do đó, trong ngắn hạn, cổ phiếu ngành này là trung lập, nghiêng một chút về tiêu cực; nhưng trong dài hạn vẫn là tích cực.

* PV:Xin cảm ơn ông!

Duy Thái

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读