发布时间:2025-01-11 14:00:41 来源:Empire777 作者:La liga
Thừa Thiên Huế: Không để xảy ra tình trạng găm hàng,ừaThiênHuếHànghoáphụcvụTếtdồidàogiácảbìnhổgiải bóng đá ngoại hạng tăng giá bất hợp lý Thừa Thiên Huế: 10 ngày xử lý hơn 600 trường hợp vi phạm nồng độ cồn Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng gây ra 10 vụ trộm xe mô tô |
Không để thiếu hàng, tăng giá
Nhằm không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch về thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trong dịp này.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương (thứ 2 bên trái sang) cùng các Sở, ngành liên quan kiểm tra hàng hoá tại siêu thị, trung tâm thương mại |
Theo kế hoạch dự trữ, dự kiến hàng hóa tại siêu thị Go!Huế 120 tỷ đồng; siêu thị Co-opMart dự trữ 50 tỷ đồng; Công ty TNHH Thương mại Thái Đông Anh 41 tỷ đồng; hàng hóa cung ứng tại chợ Đông Ba khoảng 18 tỷ đồng. Riêng tại chợ đầu mối Phú Hậu, kế hoạch dự trữ hàng hóa khoảng 3,2 tỷ đồng/ngày, bao gồm mặt hàng rau, củ, quả hàng ngày nhập vào chợ để phân phối trên địa bàn thành phố và các huyện lân cận phục vụ nhu cầu Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2024 với nguồn cung chủ yếu từ các tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Trị, Vinh, Đà Lạt, Gia Lai...
Hiện nay, tại các chợ lớn trên địa bàn thành phố Huế như Đông Ba, An Cựu, Tây Lộc, Bến Ngự... lượng hàng hóa phục vụ Tết rất lớn, đa dạng chủng loại và phong phú mẫu mã; nổi bật là các mặt hàng thiết yếu phục vụ tết như mứt, bánh kẹo, hạt dưa, thực phẩm, nước uống đóng chai... Nhìn chung, giá các mặt hàng tươi sống và hàng thiết yếu phục vụ Tết vẫn ổn định, không tăng hoặc chỉ tăng nhẹ đối với một vài mặt hàng nhưng sức mua không cao.
Bà Lê Thị Kim Chi - Phó Trưởng Ban Quản lý chợ Đông Ba cho biết, hiện nay chợ đang gấp rút trang trí cổng chợ, chỉnh trang cơ sở vật chất để tạo không khí mua sắm tươi vui cho du khách. Các tiểu thương đã chuẩn bị đa dạng, dồi dào các mặt hàng Tết như thực phẩm khô, nhu yếu phẩm, áo quần thời trang, bánh kẹo.
Bên cạnh đó, hàng hóa tại các siêu thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đa dạng, phong phú. Nhiều siêu thị đưa ra các chương trình khuyến mại để kích cầu như giảm giá, giao hàng miễn phí, tặng phiếu nhận quà, tích lũy hóa đơn để tri ân, đồng hành với khách hàng.
Giám đốc Siêu thị Co.opmart Huế Dương Thị Tuất cho biết, trong dịp Tết 2024, siêu thị đã dự trữ nguồn hàng hoá tăng từ 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng hoá đảm bảo chất lượng, giá cả thì bình ổn giá và thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, giảm giá, chương trình bình ổn giá… “Hiện tại lượng khách hàng mua sắm Tết chưa cao, chủ yếu vào dịp cuối tuần, lượng khách hàng có tăng từ 10% đến 20%, tuy nhiên, sức mua sẽ tăng đột biến vào hai tuần cuối năm”, bà Dương Thị Tuất cho biết thêm.
Bám sát diễn biến thị trường hàng hoá
Tìm hiểu tại các chợ và siêu thị, tình hình thị trường hàng hoá những ngày cuối năm tại Thừa Thiên Huế tương đối ổn định, nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhân dân; giá cả một số mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu có sự tăng nhẹ do sự biến động giá trên thị trường dịp Tết như: Các loại thịt gia súc, gia cầm, cá, trứng gia cầm, rau các loại... song không có hiện tượng sốt giá, đầu cơ, găm hàng.
Các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết tại các siêu thị luôn dồi dào, đa dạng |
Ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nhằm tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, UBND tỉnh đã giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai 6 nhóm nội dung trọng tâm, gồm: Tổ chức theo dõi diễn biến tình hình thị trường, giá cả hàng hóa; đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại; đẩy mạnh các hoạt động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; cung ứng điện, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ; thông tin đầy đủ, kịp thời về thị trường và các chính sách bình ổn, kiểm soát các thông tin thất thiệt có thể gây bất ổn thị trường…
Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho rằng, hiện nay, Sở đã phối hợp UBND các huyện, thị xã nắm bắt, theo dõi tình hình hàng hóa, giá cả hàng ngày và làm tốt công tác dự báo thị trường; chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, ban quản lý các chợ trên địa bàn tăng cường dự trữ, bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu, hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán; yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cam kết bình ổn giá cả hàng hóa thiết yếu như: Gạo, thực phẩm tươi sống, nông sản, bánh, mứt, kẹo, thịt lợn, xăng dầu...
“Qua theo dõi và kiểm tra thực tế, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết chuẩn bị hàng hóa khá tốt. Các mặt hàng phong phú, đa dạng chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã, số lượng..., bảo đảm đáp ứng nhu cầu của Nhân dân”, đại diện Lãnh đạo Sở Công Thương Thừa Thiên Huế nhấn mạnh.
Liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch, với mục tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; phòng, chống và hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và lễ hội Xuân 2024.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc cung ứng điện của các đơn vị phân phối, bán lẻ điện trên địa bàn; chỉ đạo các đơn vị cung ứng điện xây dựng phương án dự phòng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong dịp cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Đảm bảo an toàn điện, an toàn phòng chống cháy nổ tại các nơi công cộng, khu dân cư, khu vui chơi.
相关文章
随便看看