【keonhaci】Tham gia CPTPP: Phải khẩn trương đào tạo kỹ năng mới cho lao động
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-24 23:20:24 评论数:
Tuy nhiên,ảikhẩntrươngđàotạokỹnăngmớicholaođộkeonhaci vấn đề đặt ra là làm sao để tận dụng được cơ hội của hiệp định mang lại. Một trong số đó là đào tạo kỹ năng mới cho người lao động được nhiều chuyên gia khuyến cáo là cần phải làm nhanh, nếu không muốn bị đào thải trong cuộc chơi toàn cầu hóa.
Ngành thâm dụng lao động được hưởng lợi lớn về việc làm
Ngày 12/11/2018, Quốc hội đã phê chuẩn CPTPP. Dưới góc nhìn về lao động, việc làm, ông Bùi Văn Cường - Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐVN) cho rằng, CPTPP mang lại cả cơ hội và thách thức. Theo đó, việc gia nhập CPTPP sẽ đem lại nhiều cơ hội mới về việc làm cho người lao động, dự báo có thể mang lại 352.000 – 456.000 việc làm tùy vào từng kịch bản, đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội. Một số ngành được hưởng lợi lớn về việc làm là dệt may, thương mại và các ngành công nghiệp nhẹ…
Với việc tham gia CPTPP thì các luồng đầu tư vào Việt Nam sẽ gia tăng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh để tăng năng suất lao động, thu hút nhiều hơn lao động có kỹ năng. Mặc dù vậy, dưới tác động của hiệp định thì phân hóa tiền lương sẽ diễn ra nhiều hơn, đặc biệt giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), giữa lao động có trình độ cao và trình độ thấp.
Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Nhận định về những tác động của CPTPP đối với thị trường việc làm, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, dựa vào các nghiên cứu của viện này trong thời gian gần đây cũng thể hiện, việc tham gia CPTPP cho thấy khả năng tăng thêm việc làm là khá tốt. Theo ông Vinh, đóng góp của hiệp định đối với số việc làm được tạo ra cũng chiếm đáng kể trong bối cảnh tạo việc làm ngày càng khó khăn hơn.
Phải đào tạo kỹ năng mới cho người lao động
Mặc dù cơ hội mà hiệp định mang lại là điều không thể phủ nhận, song cũng theo nhận định của Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường, việc tự do bình đẳng trong thương mại sẽ khiến áp lực cạnh tranh gia tăng giữa các nước thành viên, buộc các nước thành viên nói chung và doanh nghiệp nói riêng phải chuyển đổi, tái cơ cấu để phù hợp với thông lệ quốc tế. “Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp ở những nước đang phát triển như Việt Nam sẽ có nguy cơ thất bại trên chính thị trường nội địa, dẫn đến giải thể, phá sản” - ông Cường bày tỏ. Trong đó, nhóm ngành dự báo bị ảnh hưởng mạnh là sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm và hầu hết nhóm ngành dịch vụ, hệ quả là người lao động sẽ mất việc làm. Bên cạnh đó, quan hệ lao động cũng sẽ diễn biến phức tạp khó lường khi doanh nghiệp có thêm tổ chức đại diện khác của người lao động tồn tại đồng thời với công đoàn.
Đồng quan điểm, song ông Đào Quang Vinh cũng nhấn mạnh hơn đến những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt để tận dụng được cơ hội mà hiệp định mang lại. Ông Vinh cho rằng, bên cạnh việc tuân thủ các tiêu chuẩn về lao động trong hiệp định thì người lao động cần được trang bị thêm các kỹ năng mới để sản xuất và đảm bảo hàng hóa được các thị trường trong hiệp định chấp nhận.
Theo ông Vinh thực tế là lao động của chúng ta phần lớn chưa qua đào tạo. Xét theo khu vực doanh nghiệp, lao động trong các doanh nghiệp FDI có trình độ chuyên môn thấp nhất, khi mà tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo dưới 3 tháng cao nhất chiếm đến gần 44%. Lao động trong các doanh nghiệp nhà nước có trình độ cao nhất, chỉ có 23% số lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo dưới 3 tháng. Trong khi đó, những doanh nghiệp có lợi thế khi tham gia các hiệp định thương mại hiện nay lại chủ yếu sử dụng lao động giá rẻ với tay nghề chưa cao như: dệt may, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử... Do đó, vấn đề đào tạo lao động để đáp ứng được các kỹ năng mới là việc phải làm nhanh.
Ở một góc nhìn lạc quan khác, ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐVN cho rằng, với việc tham gia hiệp định, người lao động sẽ được tiếp cận các công nghệ mới, đây chính là cơ hội tốt để họ nâng cao kỹ năng tay nghề, tri thức và tác phong công nghiệp. Tuy nhiên, ông Quảng thừa nhận so với 10 nền kinh tế còn lại trong CPTPP thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa cao và công nghệ ít nhiều còn chưa theo kịp. Đồng quan điểm khi cho rằng đào tạo kỹ năng mới cho người lao động là yếu tố then chốt trong bối cảnh hội nhập, ông Lê Đình Quảng cũng nhấn mạnh: “Nếu chúng ta không có biện pháp nâng cao kỹ năng cho người lao động thì rất dễ bị đào thải trong cuộc chơi toàn cầu hóa hiện nay”.
Thu Hằng