Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập vào 31/12 tới. (Nguồn: dreamstime.com) |
Hiện giới phân tích quốc tế nhận định ASEAN thực sự đã đạt được sức mạnh như một thực thể kinh tế năng động có tiềm năng và triển vọng to lớn đối với thương mại và đầu tư. Tuy nhiên các khoảng trống về thông tin,ảngtrốngthôngtinlàtrởngạicủaCộngđồngkinhtếtỷ lệ kèo trực tiếp hôm nay đặc biệt là thông tin về môi trường pháp lý và cơ hội đầu tư kinh doanh ở các nước thành viên sẽ là một trở ngại lớn cho kế hoạch xây dựng Cộng đồng kinh tế, một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.
Diễn ra khá đều đặn đã vài năm nay, các chương trình giao lưu, tìm hiểu thông tin kinh doanh không còn là điều lạ lẫm với doanh nhân, doanh nghiệp của các nước ASEAN. Một trong số đó là "Chương trình giao lưu Doanh nhân - doanh nghiệp ASEAN năm 2015" - gọi tắt là ACP 2015 cuối tháng 11 vừa qua tại thủ đô Bangkok, Vương quốc Thái Lan. Đây là chương trình được bảo trợ cấp chính phủ, do bộ công thương của bốn nước Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào chủ trì tổ chức.
Năm nay, theo ban tổ chức, chương trình còn mang ý nghĩa thiết thực là đón chào sự ra đời Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày 31/12/2015. Hiệu quả của chương trình được nhìn nhận khá lạc quan trên khía cạnh mở rộng thị trường.
Bà Saitien Thongplengsri - Phó Chủ tịch Bangkok Bank nhìn nhận tích cực về các hoạt động giao lưu doanh nhân như vậy. Bà nói: "Ngày hôm nay, tại sự kiện này chúng tôi có cơ hội tuyệt vời tìm hiểu và kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam tham dự giao lưu, đặc biệt là các doanh nghiệp với thương hiệu mạnh."
Tuy nhiên, theo một đánh giá mới đây của Ủy ban chỉ đạo hội nhập ASEAN của Chính phủ Thái Lan, hiệu quả của chương trình cấp chính phủ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Cộng đồng ASEAN, môi trường pháp lý, cơ hội đầu tư và kinh doanh ở các nước thành viên được nhìn nhận là khá khiêm tốn. Theo một thông tin chính thức, Chính phủ Thái Lan đã chi khoảng 10 tỷ baht cho chương trình này nhưng hiệu quả của việc quảng bá chưa cao.
Mặt khác, Dự thảo của của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã nêu rõ bốn đặc trưng quan trọng. Đó là một thị trường chung và không gian sản xuất thống nhất gắn liền với lưu chuyển thuận lợi của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động kỹ năng và vốn; một khu vực kinh tế cạnh tranh; một khu vực phát triển kinh tế đồng đều; và một khu vực hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan, ngoài đặc trưng thị trường chung và không gian sản xuất thông nhất, các đặc trưng khác hầu như bị bỏ quên trong công tác quảng bá thông tin về AEC cho quan chức chính phủ, doanh nghiệp và người dân.
Đáng lo ngại nhất là 2 đặc trưng khu vực kinh tế cạnh tranh và khu vực phát triển kinh tế đồng đều. Đặc trưng khu vực kinh tế cạnh tranh bao trùm nhiều mảng thông tin hết sức quan trọng, có ý nghĩa sống còn với các doanh nghiệp như quy định pháp lý về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ ở các nước cũng như hợp tác về tránh đánh thuế hai lần. Trong khi đó ý nghĩa của một khu vực phát triển đồng đều thì nằm ở vấn đề khoảng cách phát triển giữa các nước.
Ông Pomupong Kiatwutiinon, một doanh nhân Thái Lan bày tỏ: "Tôi nhìn nhận việc AEC là một cơ hội tuyệt vời cho Thái Lan và các nước trong khu vực để phát triển kinh tế. Bản thân doanh nghiệp của tôi cũng phải chuẩn bị sẵn sàng cho sự ra đời của AEC. Tuy nhiên tôi thấy rằng các thông tin mà chúng tôi được các ban ngành chính phủ cung cấp là chưa đủ."
Có thể thấy rằng, kế hoạch hiện thực hóa AEC là một mục tiêu dài hạn và năm 2015 mới chỉ là một cột mốc. ASEAN chưa thể ngay lập tức trở thành một thực thể kinh tế chung kể từ ngày 1/1/2016.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN không hướng tới một cộng đồng giống như Liên minh châu Âu (EU), tức là không đặt mục tiêu trở thành tổ chức siêu quốc gia, không có đồng tiền chung, chính sách kinh tế, tiền tệ chung vì các nước ASEAN có các cấu trúc chính trị và văn hóa khác nhau. Từ đó có thể thấy rõ việc lấp đầy các khoảng trống thông tin về môi trường pháp lý cũng các mặt thuận nghịch của cơ hội đầu tư kinh doanh ở các nước thành viên về là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay nếu muốn xây dựng một không gian kinh tế chung đem đến sự phồn vinh cho khu vực./.