【soi kèo leipzig vs】Những ngày nóng bỏng của công tác quản lý thị trường tháng 11
Tăng cường quản lý dịp cuối năm
Cục Quản lý Thị trường (QLTT) - Bộ Công Thương cho biết,ữngngàynóngbỏngcủacôngtácquảnlýthịtrườngthásoi kèo leipzig vs Để tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất - kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại khác, đặc biệt là thời điểm cuối năm 2013 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, Cục Quản lý thị trường với vai trò là Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 127/TW tham mưu Ban Chỉ đạo 127/TW ban hành văn bản số 49/BCĐ-QLTT ngày 08/11/2013 chỉ đạo Ban Chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố về việc “tăng cường chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại cuối năm 2013 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014”.
Ban Chỉ đạo 127 TW yêu cầu Ban Chỉ đạo 127 các địa phương, các lực lượng chức năng triển khai chủ động nắm diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa, dự báo tình hình, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán; kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh, gây bất ổn thị trường để có các giải pháp xử lý với những tình huống có thể xảy ra.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm tình trạng vận chuyển, buôn bán các mặt hàng cấm như pháo các loại, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực; các mặt hàng thiết yếu và tiêu thụ nhiều như rượu ngoại, thuốc lá ngoại, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo, thực phẩm các loại; nông sản, hoa quả, thuỷ sản, gia súc, gia cầm và các phụ phẩm gia súc, gia cầm; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; mũ bảo hiểm, quần áo may sẵn, đồ gia dụng…; các mặt hàng xuất lậu cần chú trọng là xăng dầu, than, khoáng sản, động vật hoang dã, gỗ và các lâm sản quý hiếm.
Một số nội dung cụ thể cần tập trung kiểm tra như chú trọng kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng tình hình để đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt đẩy giá bán lên cao, gây bất ổn thị trường; đảm bảo nhu cầu tiêu dùng hàng hoá dịp Lễ, Tết cho nhân dân.
Kiểm tra việc thực hiện đo lường (cân, đong, đóng gói hàng hoá), chất lượng hàng hoá, ghi nhãn hàng hoá; kịp thời phát hiện các thủ đoạn gian lận đo lường, đóng gói để tăng giá; các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm; hàng quá hạn sử dụng, không qua kiểm dịch, nhiễm vi sinh vật. Chú trọng kiểm tra, ngăn chặn các hành vi lợi dụng chủ trương “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị để trà trộn hàng lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng vào tiêu thụ.
Kiểm tra, phát hiện các hành vi lợi dụng kẽ hở trong cơ chế, chính sách như lợi dụng hình thức ưu đãi miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, lợi dụng hình thức nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất, kho ngoại quan, khai báo sai về số lượng, chủng loại, gian lận định mức nguyên phụ liệu hàng hoá để buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế… Đặc biệt chú trọng phát hiện việc xuất khống các mặt hàng có giá trị cao để chiếm đoạt tiền của ngân sách nhà nước thông qua hoàn thuế giá trị gia tăng.
Địa bàn, khu vực cần tập trung kiểm tra, kiểm soát là các cửa khẩu, hai bên cánh gà cửa khẩu, đường mòn, lối mở tại các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, An Giang, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang; các chợ cửa khẩu, chợ biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; vùng biển Đông Bắc, miền Trung.
Trong thị trường nội địa, tập trung kiểm tra tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Đồng Nai, Bình Dương, Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ; các thị xã, các trung tâm thương mại, siêu thị, nơi phát luồng hàng hóa, các cơ sở sản xuất, chế biến.
Ban Chỉ đạo 127/TW thành lập các Đoàn công tác liên ngành Trung ương kiểm tra trực tiếp tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm về công tác triển khai đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong dịp cuối năm.
Những ngày nóng bỏng của công tác quản lý thị trường
Con số thống kê được, 11 tháng năm 2013, lực lượng QLTT cả nước kiểm tra trên 140 nghìn vụ, xử lý trên 70 nghìn vụ, với tổng số thu nộp NSNN gần 290 tỷ đồng.
Theo Cục QLTT, trong tháng 11, có những ngày rất nóng đối với lực lượng quản lý thị trường các địa phương. Cụ thể, ngày 15/11/2013, Tổ kiểm tra cơ động thuộc Cục Quản lý thị trường phối hợp cùng Chi cục QLTT TP Hồ Chí Minh, Công an TP Hồ Chí Minh đã phát hiện, bắt giữ trên 4400 bao thuốc lá nhập lậu, nhãn hiệu Jet, Hero tại khu vực Quận 9, TP Hồ Chí Minh. Hiện các đối tượng tham gia buôn lậu, kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu để điều tra, xử lý.
Cũng vào ngày 15/11/2013, Phòng Chống hàng giả - Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) Bộ Công an và Chi cục QLTT tỉnh Hưng Yên tiến hành kiểm tra tại 03 cơ sở sản xuất, gia công vỏ máy lọc nước bao gồm: Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Lê Quân tại Phúc Thọ, Nghĩa Trụ, Văn Giang, Hưng Yên; Cơ sở của ông Lưu Đình Giai tại Liêu Thượng, Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên và Cơ sở của ông Cao Trọng Thế tại Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên, đã phát hiện tổng số 120 vỏ máy lọc nước, 32 cánh cửa máy lọc nước mang nhãn hiệu Kangaroo, 03 bộ khuôn dập chữ nổi Kangaroo.
Theo nhận định ban đầu của các cơ quan chức năng, số tang vật trên có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Kangaroo. Hiện toàn bộ số tang vật trên đã bị thu giữ để tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Vào ngày 20/11/2013, Chi cục QLTT Hà Nội phối hợp với lực lượng An ninh kinh tế kiểm tra, phát hiện hơn 1000 đôi giày của 03 nhãn hiệu TCHC Cục quân nhu, Hashoes Giày da Hà Nội và Công ty CP công nghiệp hậu cần phía Bắc đã được làm giả tại xưởng sản xuất thuộc thôn Nội, xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật.
Tại Đồng Nai, ngày 20/11/2013, Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai phối hợp Cảnh sát giao thông đã kiểm tra xe tải biển số 89C-01311 do tài xế Nguyễn Thanh Huệ (tỉnh Hưng Yên), đi từ Hà Nội về TP Hồ Chí Minh tại khu vực vòng xoay Tam Hiệp, thu giữ và xử lý 10.000 sản phẩm hộp đồ chơi xếp chữ, 300 vỉ đồ chơi và 100kg tranh ảnh dán xuất xứ Trung Quốc không có nhãn mác, không có dấu hợp quy. Hiện vụ việc đang được xử lý theo quy định pháp luật.
Cũng trong tháng qua, ghi nhận một số vụ điển hình về hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc giả hàng Việt Nam trong thời gian qua: Chi cục QLTT TP. Hồ Chí Minh xử lý 03 vụ hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam. Trong đó 02 vụ dùng bột ngọt Trung Quốc đóng gói nhãn hiệu Ajinomoto, thu giữ 251 kg bột ngọt, phạt vi phạm hành chính 38 triệu đồng; 01 vụ dây curoa sản xuất Trung Quốc ghi nhãn ADR (An Dong Rubber) của Công ty cao su An Đông, Quận 5 Tp Hồ Chí Minh, đã thu giữ 678 sợi curoa, phạt vi phạm hành chính 45 triệu đồng
Còn Chi cục QLTT Quảng Ninh bắt giữ khoảng 1 tấn hàng gồm xúc xích, thịt bò xiên, bánh kẹo, đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc dán nhãn hàng Việt Nam. Toàn bộ số hàng thu giữ nêu trên bị tịch thu, xử lý theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Nam