【đội hình fiorentina gặp udinese】Gia tăng cơ cấu để thương mại

时间:2025-01-10 15:48:58来源:Empire777 作者:Cúp C2

Kỳ cuối: Phát triển thương mại - dịch vụ trong thời đại số

Dự báo trong thời gian tới,ăngcơcấuđểthươngmạđội hình fiorentina gặp udinese một số ngành thương mại - dịch vụ được kỳ vọng có thể duy trì đà tăng trưởng tích cực nhờ thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử (TMĐT) để mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

 Thị trường TMĐT Bình Dương được các chuyên gia dự báo có nhiều bước tiến đột phá và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ vào những cải tiến vượt bậc

 Phát triển kinh tế số

Toàn tỉnh hiện có khoảng 74.000 doanh nghiệp (DN), trong đó có 7.000 DN công nghệ thông tin, tỷ trọng TMĐT bình quân khoảng 8%. Hiện tại, Bình Dương đứng thứ 14 cả nước và đứng thứ 2 trong vùng Đông Nam bộ về phát triển kinh tế số.

Để thúc đẩy kinh tế số, thương mại - dịch vụ trên nền tảng số phát triển, ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương, cho biết việc tăng cường công tác phát triển hạ tầng thương mại, tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp phát triển dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ logistics, TMĐT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong giai đoạn 2021-2025. Sở vận động, khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia các sàn TMĐT; xây dựng kế hoạch triển khai mô hình và sử dụng các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại các cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…

“Sở Công thương đẩy mạnh các chương trình hợp tác về TMĐT xuyên biên giới với các đối tác là sàn TMĐT quốc tế lớn, hỗ trợ DN vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu. Thông qua những chương trình này, các sản phẩm thế mạnh của Bình Dương như nông sản, thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp tiêu dùng có thể xuất khẩu trực tiếp từ DN sản xuất đến thị trường của nhiều quốc gia trên thế giới thông qua TMĐT”, ông Nguyễn Thanh Toàn chia sẻ.

Thị trường TMĐT Bình Dương cũng được các chuyên gia dự báo có nhiều bước tiến đột phá và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ vào những cải tiến vượt bậc. Các huyện, thành phố trong tỉnh hiện tăng cường các hoạt động thúc đẩy kinh tế số như khuyến khích người dân đưa hàng hóa lên sàn TMĐT, hướng dẫn các cửa hàng, tiểu thương thanh toán QR code... TP.Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên triển khai nhiều tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt để tạo thói quen mới cho người dân.

Phạm Văn Xô, Chủ tịch Hiệp hội Xuất nhập khẩu tỉnh, cho biết việc áp dụng công nghệ và đổi mới trong quản lý và vận hành có thể giúp giảm chi phí, tăng cường hiệu suất, nâng cao chất lượng dịch vụ. Đây là những yếu tố quan trọng giúp ngành logistics không chỉ phục vụ hiệu quả cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực và đất nước.

“Hiện chuỗi cung ứng trong hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi số từng phần, nhưng chưa đạt như kỳ vọng, do nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Theo đó, cần đòn bẩy cho lĩnh vực chuyển đổi số ngành logistics để đưa hàng hóa xuất khẩu tiến nhanh hơn nữa. Những giải pháp này gồm việc tự động hóa trong quản lý kho bãi và vận chuyển, sử dụng công nghệ thông tin để tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng, cũng như đào tạo và nâng cao kỹ năng số cho người lao động”, ông Phạm Văn Xô nói.

Triển khai chiến lược thông minh

Theo ông Huỳnh Trần Phi Long, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, các thành viên trong hội đa phần là các DN nhỏ và siêu nhỏ trong nhiều lĩnh vực, trong đó phần lớn là các DN cung ứng dịch vụ. Hội luôn xác định chuyển đổi số là vấn đề cấp thiết giúp các DN thay đổi mô hình kinh doanh nhằm tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy phát triển. Nhiều DN nhận thức được điều này và đang có sự thay đổi mạnh mẽ, nhưng vẫn còn nhiều DN chưa bắt đầu hành trình chuyển đổi số của mình, đặc biệt là những DN vừa và nhỏ.

“Các DN cần nhận thức về vai trò ngày một quan trọng của chuyển đổi số và tự phải “chuyển mình” để phù hợp với xu thế này. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh phải luôn nỗ lực tư vấn công tác chuyển đổi số, hay cung cấp một nền tảng huy động vốn, cũng như một hệ sinh thái đầy đủ mới có thể hy vọng các DN bước vững chắc trong xu thế mới toàn cầu. Ngoài ra, DN cần nắm bắt được quy mô hạ tầng cơ sở, mô hình kinh doanh của chính mình để có thể định vị, từ đó đưa ra chiến lược đầu tư và chuyển đổi”, ông Huỳnh Trần Phi Long chia sẻ.

Bà Nguyễn Kim Anh, Giám đốc SPX Express Việt Nam (đơn vị vận chuyển thuộc Shopee) xác định chuyển đổi số, đổi mới và sáng tạo là một trong những giải pháp giúp các DN ngành chuyển phát nhanh tận dụng thời cơ và tiếp tục khẳng định vai trò trong nền kinh tế. Vì vậy, nhiều DN chuyển phát nhanh đang không ngừng đầu tư phát triển hệ thống, nâng cao năng lực vận chuyển.

“Trung tâm phân loại hàng hóa tại Bình Dương của chúng tôi đã được ứng dụng các công nghệ hiện đại như hệ thống phân loại thông minh và quy trình xử lý tự động. Nhờ đó, hơn 2,5 triệu kiện hàng lớn nhỏ các loại mỗi ngày sẽ được xử lý với độ chính xác cao và thời gian nhanh chóng. Điều này giúp khách hàng, đối tác và shipper có thể tương tác trực tiếp và giải quyết đơn hàng một cách hiệu quả, nhanh chóng”, bà Nguyễn Kim Anh cho biết.

 Mục tiêu cụ thể về phát triển chính quyền số đến năm 2025 của tỉnh là nâng tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; tỷ trọng TMĐT trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; tỷ lệ DN sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; tỷ lệ DN nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%. Cùng với đó, tỷ lệ DN nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số trên 50%; tỷ lệ giao dịch không dùng tiền mặt trong dịch vụ TMĐT đạt từ 50% trở lên; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.
相关内容
推荐内容