游客发表

【bảng xếp hạng anh 3】Việt Nam đóng góp tích cực trong tiến trình hợp tác tài chính ASEAN

发帖时间:2025-01-12 08:40:33

Việt Nam đóng góp tích cực trong tiến trình hợp tác tài chính ASEAN
Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 27, tổ chức tại Indonesia năm 2023.

Kênh hợp tác về tài chính sâu rộng

Tháng 3/1997, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN đã cùng nhau ký kết một Bản ghi nhớ cấp Bộ trưởng về Hợp tác Tài chính ASEAN. Tiến trình hợp tác tài chính ASEAN tạo ra một khuôn khổ để tăng cường hợp tác và tạo thuận lợi trong một số lĩnh vực tài chính, trong đó có việc các Bộ trưởng Tài chính của các nước ASEAN cùng nhau tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN (AFMM) được tổ chức thường niên.

Qua 27 lần hội nghị AFMM được tổ chức, Việt Nam luôn thể hiện là một quốc gia có trách nhiệm và chủ động trong tiến trình hội nhập ASEAN, trong đó có hội nhập về tài chính. Với tư cách thành viên, Việt Nam đã cùng với các nước trong khối ASEAN xây dựng và triển khai những hoạt động hợp tác đa lĩnh vực của ngành Tài chính.

Kể từ năm 1997 nay, Bộ Tài chính Việt Nam đã 3 lần chủ trì tiến trình hợp tác tài chính ASEAN vào các năm 2008, 2010 và 2020, mỗi lần đều để lại những dấu ấn đậm nét. Nổi bật nhất, trong năm 2020, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch tiến trình Hợp tác tài chính ASEAN. Mặc dù, phải đối diện với những tác động của đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính Việt Nam đã cùng các nước thành viên tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác tài chính khu vực theo đúng mục tiêu đề ra.

Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị lần thứ 28

Dự kiến Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 28 và Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 11 sẽ diễn ra từ 3-5/4/2024 tại Luông Pha Băng, Lào. Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam do Bộ trưởng Hồ Đức Phớc làm trưởng đoàn sẽ tham gia chuỗi sự kiện quan trọng này.

Hợp tác tài chính ASEAN 2020 hướng tới mục tiêu tài chính bền vững: Việt Nam đã đề xuất 13 sáng kiến ưu tiên trong khuôn khổ Trụ cột Kinh tế ASEAN, tập trung vào các lĩnh vực như thương mại, tài chính, năng lượng, công nghệ thông tin, nông nghiệp, phát triển bền vững, thống kê, du lịch, đổi mới sáng tạo…

Nằm trong Trụ cột Kinh tế ASEAN, sáng kiến ưu tiên “Tài chính bền vững trong ASEAN” do Bộ Tài chính Việt Nam đề xuất đã nhận được sự hưởng ứng của tất cả các nước thành viên. Sáng kiến này được xây dựng nhằm khuyến khích các nước ASEAN tăng cường phát hành trái phiếu theo các tiêu chuẩn của ASEAN đối với trái phiếu xanh (GBS), trái phiếu xã hội (SBS) và trái phiếu bền vững (SUS).

Theo đó, các dự án đáp ứng được các yêu cầu về trách nhiệm môi trường, xã hội và bền vững khi phát hành trái phiếu để huy động vốn tuân thủ theo các tiêu chuẩn trái phiếu GBS, SBS và SUS sẽ được hưởng các ưu đãi về miễn giảm thuế, phí tuỳ theo quy định của mỗi nước thành viên ASEAN.

Bên cạnh đó, trong vai trò Chủ trì tiến trình hợp tác tài chính, Bộ Tài chính Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính các nước thành viên tiếp tục triển khai các sáng kiến trong các lĩnh vực hợp tác tài chính khu vực như: Mở rộng hợp tác thuế, hải quan, tự do hóa dịch vụ tài chính, tăng cường tài chính bền vững và tiếp tục thúc đẩy tài chính cơ sở hạ tầng. Tất cả các hoạt động hợp tác tài chính này đều hướng tới việc thực hiện các mục tiêu đã được đề ra tại Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC Blueprint 2025).

Trong các năm từ 2021 đến 2024, vai trò Chủ tịch ASEAN được chuyển giao cho các nước Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào. Bộ Tài chính Việt Nam vẫn tiếp tục là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong các hoạt động hợp tác tài chính ASEAN.

Trong năm 2023, điểm sáng nổi bật trong hợp tác tài chính khu vực là khi Bộ Tài chính Việt Nam đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN (AIRM) nhiệm kỳ 2023 - 2024, Việt Nam đã cùng với các nước thành viên xây dựng định hướng hoạt động nhằm tăng cường hợp tác bảo hiểm ASEAN, đặc biệt là về bảo hiểm bền vững với mục tiêu nâng cao vai trò của ngành Bảo hiểm trong việc hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững khu vực.

Góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định tài chính

Tháng 3/2015, tại hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFMGM) lần thứ nhất, các Bộ trưởng và Thống đốc Ngân hàng trung ương đã cùng nhau ra Tuyên bố chung lần đầu tiên về việc cùng tham gia khuôn khổ hợp tác trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng ASEAN.

Đây là dịp để các bên cùng nhau tìm ra giải pháp tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy tài chính ổn định trong khu vực ASEAN trước những bất ổn của môi trường bên ngoài, bằng cách phối hợp các chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt.

Tại các hội nghị AFMGM, vai trò của Việt Nam đã thể hiện một cách rõ nét, Việt Nam đã thể hiện là một quốc gia có trách nhiệm và chủ động trong các tiến trình hội nhập ASEAN, trong đó có hội nhập về tài chính. Các sáng kiến, đóng góp của Việt Nam đã làm sâu sắc hơn sự gắn kết của khu vực với cộng đồng quốc tế vì phát triển bền vững, đồng thời nâng cao khả năng thích ứng và năng lực thể chế của ASEAN.

Việt Nam đóng góp tích cực trong tiến trình hợp tác tài chính ASEAN
Các Trưởng đoàn chụp ảnh chung tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 27, tổ chức tại Indonesia năm 2023. Ảnh tư liệu

Đơn cử như năm 2020, Việt Nam vinh dự đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN. Gắn với chủ đề quốc gia ASEAN của Việt Nam năm 2020 là “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, trong Tiến trình Hội nghị AFMGM, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề xuất 2 sáng kiến ưu tiên, bao gồm “Tài chính bền vững trong ASEAN” và “Thúc đẩy kết nối thanh toán khu vực”. Các sáng kiến này đã được các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước hoan nghênh và đồng thuận.

Hay như năm 2023, dưới sự chủ trì của Indonesia, các hoạt động hợp tác tài chính trong khu vực ASEAN đã được thúc đẩy mạnh mẽ. Hợp tác tài chính ASEAN đã bao quát nhiều lĩnh vực tài chính và ngân hàng, trong đó riêng kênh tài chính có các diễn đàn hợp tác về các lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính đầu tư cơ sở hạ tầng, nhóm công tác về tự do hóa dịch vụ tài chính, phát triển thị trường vốn.

Trong suốt nhiều năm qua, các nỗ lực thúc đẩy hợp tác tài chính trong ASEAN đã đóng góp tích cực vào việc tăng cường quan hệ đối ngoại, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp chính sách, góp phần nâng cao vị thế quốc gia và hỗ trợ cho các chính sách của ngành Tài chính Việt Nam.

Các vai trò và ưu tiên khi Lào giữ cương vị Chủ tịch ASEAN 2024

Trong năm 2024, nước chủ nhà Lào lựa chọn chủ đề “ASEAN: Tăng cường kết nối và tự cường” là ưu tiên hợp tác của ASEAN. Chủ đề này thể hiện tầm nhìn của Lào nhằm củng cố Cộng đồng ASEAN, tăng cường hợp tác ASEAN về kết nối và khả năng phục hồi, thúc đẩy kết nối cơ sở hạ tầng và tăng cường quan hệ của ASEAN với các đối tác bên ngoài, đồng thời duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang phát triển.

Các ưu tiên của Lào tập trung vào ba mũi nhọn chiến lược là: Hội nhập và kết nối các nền kinh tế; xây dựng một tương lai toàn diện và bền vững; chuyển đổi cho tương lai kỹ thuật số.

Việt Nam luôn bày tỏ sự ủng hộ đối với các sáng kiến ưu tiên hợp tác kinh tế của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN 2024; cam kết phối hợp chặt chẽ với Lào và các nước ASEAN khác để hoàn tất các mục tiêu, kế hoạch đặt ra, đóng góp vào thành công chung của năm ASEAN 2024.

Việt Nam cũng nhấn mạnh việc dành ưu tiên cho các hoạt động phục hồi và kết nối các nền kinh tế, đặc biệt là việc ưu tiên dành nguồn lực cho các hoạt động đàm phán mới, đàm phán nâng cấp các hiệp định của ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác.

    热门排行

    友情链接