Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm?ảnxuấtcátraKhôngthểchămchămmỗithịtrườngxuấtkhẩty so dem qua Trung Quốc và Mỹ chiếm hơn 50% trị giá xuất khẩu cá tra Xuất khẩu cá tra sang Mexico giảm gần 60% Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn sáng nay 9/11 Hết sức chú ý thị trường nội địa
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng nay, 9/11, đại biểu Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đặt vấn đề, Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản có giá trị cao và được xuất khẩu, trong đó có mặt hàng cá tra rất nổi tiếng và gần như độc quyền trên thị trường thế giới.
Trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 2,2 tỷ USD. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu trong 2 thập niên qua gần như không tăng, trong khi đó giá thành sản xuất lại tăng, giá bán của người sản xuất lại thấp.
Hơn nữa, các quốc gia quanh Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh cũng đang sản xuất được lượng cá tra tương tự như Việt Nam và họ cũng đang có định hướng xuất khẩu nên sự cạnh tranh trong thị trường chắc chắn sẽ tăng lên.
“Xin hỏi có giải pháp hay tính toán gì để cải thiện giá trị và khắc phục các khó khăn của ngành hàng này, đồng thời để ngành hàng có thể cạnh tranh được với các quốc gia xung quanh trong thời gian tới”, đại biểu Nguyễn Thanh Phương đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, chỉ với diện tích là 6.000 ha mà một năm đã tạo ra 1,5 triệu tấn cá với giá trị xuất khẩu là 2 tỷ USD. Đây là một ngành hàng rất lợi thế nhưng hiện nay đang chịu thách thức. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển cá tra hiện nay có một số vấn đề.
Thứ nhất, trong khâu sản xuất phải tiếp tục ứng dụng khoa học, công nghệ để làm sao khâu sản xuất tốt nhất, góp phần giảm giá thành.
Thứ hai là phải tập trung chế biến. Ngành hàng cá tra hiện nay có trên 50 sản phẩm, trong đó các sản phẩm tuân thủ theo quy luật kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, làm colagen từ da cá tra là Việt Nam làm đầu tiên. Với các mặt hàng khác phải đẩy mạnh hơn nữa để đảm bảo cho giá trị cao nhất.
“Vấn đề thứ ba, quan trọng nhất hiện nay là tổ chức lại thị trường. Chúng ta chỉ chú ý đến mỗi thị trường xuất khẩu, thị trường này có hạn mà cứ liên tục tăng thì không được, trong khi lại còn các sản phẩm cá của các nước khác”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Ở góc độ này, “tư lệnh” ngành Nông nghiệp chỉ rõ, hướng đi của ngành cá tra Việt Nam là không đẩy mạnh xuất khẩu tăng về số lượng; đồng thời cần hết sức chú ý đến thị trường trong nước 100 triệu dân. 2 năm vừa qua, toàn ngành đã làm và đặc biệt năm nay xu hướng tiêu dùng ở ngoài Bắc khá tốt, làm cơ cấu lại thị trường.
“Như vậy, với 3 nhóm giải pháp, một mặt là thúc đẩy sản xuất; một mặt là tăng cường chế biến; một mặt là tổ chức lại thị trường, đồng bộ những giải pháp đó của khu vực Nhà nước, khu vực doanh nghiệp, người dân thì tin tưởng là chúng ta sẽ tiếp tục có một lợi thế phát triển sản phẩm này ở ĐBSCL và để hội nhập làm sao tiếp tục giữ được hiệu quả”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Nỗ lực gỡ “thẻ vàng”
Bên cạnh câu chuyện phát triển ngành hàng cá tra, trong phiên chất vấn sáng nay, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng trả lời khá rõ câu hỏi của đại biểu Quốc hội về những nỗ lực của Việt Nam trong “gỡ” thẻ vàng hải sản của EU, liên quan tới chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Cụ thể, trong IUU nói rõ phải tổng điều tra tiềm năng hải sản để làm cơ sở cho các hoạt động khai thác. Việt Nam làm được điều này, đã tiến hành điều tra với trữ lượng hơn 4,5 triệu tấn làm cơ sở cho việc hoạch định phát triển cũng như lượng khai thác.
Về tập trung quản lý đội tàu, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình sẽ là một công cụ quan trọng để tổ chức kiểm soát. Hiện nay, bình quân Việt Nam mới lắp đặt được khoảng 84% trong 2.600 chiếc tàu trên 24m bắt buộc phải lắp đặt. Loại tàu từ 15m cho đến dưới 24m mới lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được 82,4%. Điểm này cần cố gắng hơn nữa.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nhắc tới việc, toàn bộ thiết chế hạ tầng, bao gồm cảng cá, khu neo đậu chưa đảm bảo, do đó cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm soát. Một điểm nữa về vi phạm, 2 năm vừa qua Việt Nam cố gắng rất lớn nhưng vẫn còn tới 73 vụ vi phạm đánh bắt tại vùng biển nước ngoài. Việc này rất tối kỵ, nếu còn việc này thì không bao giờ phía EU rút “thẻ vàng”.
“Ban Bí thư đã ban hành một chỉ thị, Chính phủ cũng đang tập trung triển khai để cố gắng hoàn thiện được các thiết chế về khai thác và trong đó có một nhóm giải pháp lớn nữa là tái cơ cấu lại bằng hướng tập trung nuôi biển để giảm thiểu áp lực”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
顶: 85989踩: 85846
【ty so dem qua】Sản xuất cá tra: Không thể chăm chăm mỗi thị trường xuất khẩu
人参与 | 时间:2025-01-10 22:05:25
相关文章
- Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- Lệch nguồn tuyển dụng giáo viên
- Đi làm vào dịp Quốc khánh hưởng 400% lương so với ngày thường
- Tin tức mới cập nhật 24h ngày 15/8/2015
- Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
- Dãy nhà cháy ven kênh ở quận 8, TP.HCM nằm trong diện chờ di dời
- 18km cao tốc La Sơn
- Bi kịch thiếu nữ miền Tây bị bà ngoại và mẹ đẻ bán sang Trung Quốc
- Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- Diễn viên mất mạng vì súng bất ngờ phát nổ giữa vở kịch
评论专区