Nâng gấp đôi mức trách nhiệm bảo hiểm
Dự thảo sửa đổi,đềxuấttăngtớiphíbảohiểmbắtbuộcxecơgiớadelaide utd – ws wanderers bổ sung Thông tư 126/2008/TT-BTC và Thông tư 151/2012/TT-BTC về quy tắc, điều khoản, biểu phí, mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đang được lấy ý kiến rộng rãi.
Đóng góp ý kiến vào dự thảo, lãnh đạo AVI cho rằng, việc tiến hành sửa đổi bổ sung Thông tư 126 và Thông tư 151 là cần thiết và phù hợp với nhu cầu của chủ xe, lái xe và thị trường bảo hiểm xe cơ giới, đồng thời giải quyết những khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) khi triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc này.
Tuy nhiên, về phí bảo hiểm, ngoài việc tăng 20% phí bảo hiểm TNDS cho các loại xe có trong Dự thảo, trong đó có xe ô tô con, xe máy, AVI còn đề xuất tăng thêm 50% mức phí đối với xe đầu kéo, xe giường nằm, xe cứu thương là nguồn nguy hiểm cao; 20% đối với xe kinh doanh vận tải từ 16 đến 25 chỗ ngồi. Riêng đối với mức phí bảo hiểm TNDS của chủ xe áp dụng với dòng xe có trọng tải trên 15 tấn, AVI kiến nghị phải tăng thêm 70%...
Về mức trách nhiệm bảo hiểm, AVI cũng đề nghị nâng mức trách nhiệm lên 100 triệu đồng/người/vụ thay vì mức 50 triệu đồng như hiện nay và 100 triệu đồng/vụ với các tài sản bị thiệt hại để đảm bảo quyền lợi của người bị hại khi chi phí điều trị lên cao, giảm phần phải bỏ thêm của chủ xe khi tổng thiệt hại phải bồi thường lớn hơn số tiền DNBH bồi thường.
Đặc biệt, để đơn giản hóa thủ tục hành chính và phòng chống trục lợi bảo hiểm, với quy định về bồi thường dưới 10 triệu đồng, AVI đề xuất cần ghi rõ vào trong các hồ sơ như bản tường trình của chủ xe hoặc lái xe tham gia bảo hiểm, biên bản xác minh vụ tai nạn do DNBH lập, biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại…
Cần có chế tài nếu DN không tham gia hệ thống cơ sở dữ liệu chung
Về giám định thiệt hại, theo AVI thông thường những vụ tranh chấp dân sự trước tiên là tiến hành hòa giải giữa các bên tranh chấp với sự tham dự của chính quyền đoàn thể địa phương. Vì vậy bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới cũng nên có quá trình hòa giải. Các bên tham gia hòa giải gồm có các bên có quyền lợi liên quan như chủ xe, người bị hại, DNBH và các cơ quan chức năng liên quan hoặc có thẩm quyền như công an...
“Có thể coi biên bản hòa giải là một biên bản giám định làm căn cứ bồi thường được không là vấn đề cần xem xét thêm”, AVI kiến nghị.
Đối với quy định loại trừ bảo hiểm, theo AVI cần bổ sung thêm loại trừ thiệt hại của người thứ ba gây ra khi xe cơ giới của chủ xe tham gia bảo hiểm đang dừng, đỗ hợp pháp và thiệt hại thuộc trách nhiệm của hợp đồng mà chủ xe đã ký kết ngoài hợp đồng bảo hiểm (trừ hợp đồng vận chuyển hành khách).
Cũng theo AVI, DNBH phải xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin của DN đảm bảo việc thống kê và cập nhật tình hình triển khai bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới kết nối được vào cơ sở dữ liệu chung về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới
Hệ thống cơ sở dữ liệu của DNBH phải cung cấp được các thông tin như sau: Tên chủ xe; số Giấy chứng minh nhân dân của chủ xe; địa chỉ liên lạc; biển số đăng ký; nhãn hiệu; loại xe; dung tích; màu sơn; năm sản xuất; số máy; số khung, số lần gây tai nạn; số lần đã nhận tiền bồi thường, số tiền bồi thường theo từng vụ tai nạn…
“Để đảm bảo vận hành hệ thống hiệu quả, Bộ Tài chính cần có chế tài đối với DNBH không tuân thủ quy định về kết nối cơ sở dữ liệu chung, theo đó cần dừng triển khai bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới cho đến khi DNBH đáp ứng đủ yêu cầu trên”, AVI kiến nghị./.
Hồng Chi