【keonha】Công nghệ số sẽ tạo cơ hội cho ngành dệt may
Dây chuyền may xuất khẩu tại doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: CTV |
Dư địa thị trường từ các FTA
Năm 2022, giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 44,4 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021. Mặc dù những tháng đầu năm đối mặt nhiều thách thức, trong đó vấn đề lạm phát ở các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, châu Âu khiến sức mua giảm, đơn hàng thấp nhưng Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn. Cụ thể, với kịch bản sức mua thấp, xuất khẩu dệt may năm 2023 được kỳ vọng đạt 45 tỷ USD; ngược lại, nếu thị trường phục hồi tốt trong 6 tháng cuối năm, xuất khẩu dệt may có thể đạt 47 tỷ USD.
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Vitas, cho rằng ngành dệt may còn nhiều dư địa để tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu. “Trong vòng 2 năm tới, nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực về ưu đãi thuế quan giảm dần về bằng 0. Đây là cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam, thị trường xuất khẩu rất rộng mở” - ông Vũ Đức Giang cho hay.
Hiện nay Việt Nam đang nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đó là EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đều dao động khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. |
Riêng với thị trường EU, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Tổng thư ký Vitas, cho rằng chúng ta chưa khai thác hết tiềm năng thị trường này, giá trị đơn hàng vào EU khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành còn thấp so với kỳ vọng.
Trong những tháng đầu năm nay, dệt may Việt Nam đã tiếp cận một số thị trường mới như Canada, Australia… Điều này cho thấy các FTA thế hệ mới bắt đầu tác động tích cực đến ngành này. Ông Vũ Đức Giang kêu gọi các nhà thiết kế ưu tiên sử dụng sợi, vải và phụ liệu trong nước để sản phẩm dệt may từ Việt Nam tận dụng ưu đãi thuế quan của các FTA tốt nhất.
Vượt qua khủng hoảng bằng công nghệ số
Để chuẩn bị cho giai đoạn thị trường phục hồi, các doanh nghiệp dệt may, nhất là doanh nghiệp nội địa đang nỗ lực cắt giảm chi phí sản xuất, bằng mọi cách giữ chân lực lượng lao động. Việc này không chỉ chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi đơn hàng mà còn để khẳng định tính ổn định của nền sản xuất trong nước như một yếu tố cạnh tranh với các quốc gia khác.
Tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, trong giai đoạn tới, yếu tố nhân công giá rẻ sẽ không còn là lợi thế của dệt may Việt Nam bởi như nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất khác, chi phí nhân công tăng nhanh đang gây áp lực cho nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, doanh ngiệp nội địa cũng không tránh khỏi thực tế này.
Trong khi đó, lâu nay, dệt may chủ yếu làm hàng gia công cho các nhãn hàng, giá trị lợi nhuận không cao. Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam là tiến dần lên các phương thức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao hơn, từ gia công tiến lên FOB, ODM. Xa hơn nữa, đến năm 2035, đóng góp chủ yếu vào giá trị xuất khẩu dệt may sẽ đến từ xuất khẩu các sản phẩm mang thương hiệu Việt. Quá trình chuyển đổi này đang bắt đầu bằng quyết tâm mạnh mẽ thực hiện sản xuất bền vững và chuyển đổi số, đưa công nghệ vào quy trình sản xuất và kinh doanh.
Áp dụng công nghệ mới 3D vào dây chuyền sản xuất. Ảnh: KT |
Vừa qua khi Vitas tổ chức hội thảo "Cuộc cách mạng kỹ thuật số trong kinh doanh thời trang" tại TP. Hồ Chí Minh, thu hút hàng trăm nhà thiết kế trên cả nước, nhất là những người đang tham gia công tác đào tạo thiết kế trong các nhà trường. Chia sẻ kinh nghiệm của các doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ thiết kế 3D đã cho thấy chuyển đổi số sẽ tạo ra cuộc cách mạng, thay đổi giá trị của ngành dệt may trong tương lai.
Bà Trần Hoàng Phú Xuân -Tổng giám đốc Công ty CP Kết nối thời trang Faslink cho biết, trong giai đoạn giãn cách xã hội, doanh nghiệp bắt đầu ứng dụng công nghệ thiết kế Style 3D, từ việc xây dựng một kho vải kỹ thuật số cho phép khách hàng ở bất kỳ đâu cũng có thể truy xuất thông tin, tính năng kỹ thuật và họa tiết của từng mẫu vải.
“Chúng tôi làm việc với khách hàng trên ứng dụng Style 3D, giới thiệu cho họ mẫu vải, thực hiện ngay tức thì các yêu cầu thiết kế trực tuyến theo ý tưởng của khách hàng, thay đổi màu sắc, họa tiết mẫu vải, thêm bớt phụ kiện trên sản phẩm mẫu không khác gì hai bên đang làm việc trực tiếp mặt đối mặt. Nhưng khác biệt ở chỗ, từ một mẫu vải đến khi ra thành phẩm theo yêu cầu của khách hàng chỉ trong một vài ngày so với trước đây phải cần vài tháng” - bà Trần Hoàng Phú Xuân chia sẻ./.
Kinh nghiệm của Faslink cho thấy, công nghệ thiết kế 3D cho phép doanh nghiệp cắt giảm gần như toàn bộ công đoạn may mẫu. Thậm chí doanh nghiệp đã thực hiện những cuộc trình diễn thời trang hoàn toàn trực tuyến, từ thiết kế, lên thành phẩm và người mẫu ảo trình diễn đều trên ứng dụng công nghệ Style 3D. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- ·Loạt sai phạm trong thoái hóa vốn Nhà nước ở Tổng công ty Tín Nghĩa
- ·Đầu tư tiền ảo theo bạn trên Facebook, người phụ nữ bị lừa hơn 3 tỷ đồng
- ·Cùng đi qua cầu hẹp, xe nào phải nhường đường?
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Bộ Công an thông tin diễn biến điều tra 4 vụ đại án
- ·Bắt 'nữ quái' đất Mỏ lừa đảo 40 tỷ đồng với chiêu trò đáo hạn ngân hàng
- ·Bắt người cha và 'vợ hờ' nghi bạo hành bé trai 6 tuổi ở TP.HCM
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·Bắt cóc trẻ em chưa thành, có bị quy tội?
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Chuyến bay giải cứu giai đoạn 2: Đề nghị truy tố 17 bị can
- ·Trương Mỹ Lan khai ép chồng tiêu hàng chục tỷ đồng từ thẻ ngân hàng SCB
- ·Công an truy đuổi ô tô chở thuốc lá lậu trên quốc lộ ở TP.HCM
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·Hành vi mua, bán dâm bị xử phạt thế nào?
- ·Gây áp lực ép chủ trang trại chi hơn 1 tỷ vào quỹ 'Cây chổi vàng' để chia nhau
- ·Long 'tròn' bị bắt cùng 'Hiệp máu'
- ·Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- ·Công an truy đuổi ô tô chở thuốc lá lậu trên quốc lộ ở TP.HCM