【u20 nhật bản vs】Để nông nghiệp hữu cơ tránh được “vết xe đổ” của VietGAP
Khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ | |
Nông nghiệp hữu cơ chờ tiêu chuẩn |
Nhiều sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được trưng bày bên lề hội thảo. Ảnh: N.H |
Đó là một trong số các ý kiến được chia sẻ tại hội thảo thúc đẩy sản xuất và phát triển thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 26/10 tại TPHCM.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho hay, nông nghiệp hữu cơ đang là xu thế phát triển và sẽ phát triển và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới do đảm bảo cung cấp được các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người và cho xã hội. Tính đến nay, diện tích canh tác hữu cơ tại Việt Nam đã tăng từ 53.350 ha năm 2016 lên khoảng 237.693 ha năm 2019, có 46/63 tỉnh thành đang thực hiện và có phong trào sản xuất hữu cơ.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được tiêu thụ trong nước và hiện đã xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới với kim ngạch khoảng 335 triệu USD/năm. Trong đó có Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật, Đức, Anh, Hàn Quốc, Nga, Singapore..., là những thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, ông Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho rằng, sự phát triển nhanh chóng của nông nghiệp hữu cơ cũng kèm theo lo ngại về khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm. Theo đó, cần công khai danh sách các đơn vị được phép hoạt động chứng nhận về nông nghiệp hữu cơ để tránh đi vào vết xe đổ của VietGAP trước đây.
Ông Mịch cũng đặt vấn đề về việc mặc dù Việt Nam đã có bộ tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ TCVN11041:2017/2018, nhưng đến nay bảng danh mục vật tư đầu vào cho nông nghiệp hữu cơ vẫn chưa được ban hành để các doanh nghiệp, hợp tác xã có thể áp dụng đúng.
“Hiện nay có rất nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất hữu cơ nhưng đều bị “tắc” ở vấn đề này” – ông Mịch nói.
Là một doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành công trong phát triển sản phẩm cà phê hữu cơ, song ông Thái Như Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp cũng nêu lên những khó khăn của doanh nghiệp trong sản xuất cà phê hữu cơ. Theo đó, chi phí phân tích mẫu, đánh giá đạt chứng nhận cà phê hữu cơ lớn. Trong đó, nhiều mẫu phải được phân tích bởi các cơ sở nước ngoài như các chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi khuẩn... Thời hạn chứng nhận hữu cơ ngắn (1 năm) và phải đánh giá, cập nhật là chứng nhận liên tục cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất cà phê hữu cơ đến các nông hộ để tăng diện tích và sản lượng. Nguyên nhân chủ yếu là năng suất, sản lượng cà phê không cao, nông dân chưa có thói quen ghi chép, nhận thức và trình độ chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn hữu cơ...
Thêm vào đó, các sản phẩm đầu vào như phân bón, chế phẩm sinh học… được chứng nhận cho sản xuất hữu cơ tại Việt Nam còn ít và giá thành cao.
Thời gian tới, để phát triển nông nghiệp hữu cơ một cách bền vững, ông Nam cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung đào tạo tập huấn nâng cao kiến thức về nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ quản lý nông nghiệp ở các sở nông nghiệp. Trên cơ sở đó hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp tham gia vào chương trình, đồng thời tham gia vào công tác giám sát các mô hình, thực hiện đảm bảo chất lượng của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng sẽ tập hợp các tổ chức chứng nhận để tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn đồng thời triển khai kế hoạch để các tổ chức chứng nhận này tham gia chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam.
Bên cạnh đó, triển khai tới lãnh đạo các địa phương, nhất là các tỉnh có tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ. Trên cơ sở đó xây dựng các vùng trồng, chăn nuôi nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo đúng các mục tiêu cụ thể mà đề án của Chính phủ đã nêu.
下一篇:Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
相关文章:
- NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- Ô tô con biến dạng sau cú tông dải phân cách đường vành đai 2 trên cao ở Hà Nội
- 2 người mẹ trình báo không được gặp con sau khi gửi ở mái ấm Quan Âm tại TPHCM
- Ảnh hưởng của bão Trà Mi, nhiều đoạn đường ngập sâu, 7 điểm ách tắc giao thông
- Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- Xem clip ô tô chạy kiểu 'liều mạng', nhiều người đề nghị tăng cường phạt nguội
- 'Nương Nương mai mối' chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng của 132 người bằng cách nào?
- Đề xuất 'đánh tỉa' cá nguy hại ở hồ Tây để khắc phục tình trạng cá chết
- Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- Dự báo thời tiết 27/10/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh Trung Bộ mưa bão rất to
相关推荐:
- Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- Người dân Quảng Bình hối hả chạy lụt, 1 người bị nước cuốn mất tích khi cứu hộ
- Dự báo thời tiết 10 ngày tới (30/10
- Ông Hà Sỹ Đồng: Chưa có đề xuất nào tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực
- Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
- Sự bất thường của bão số 6 Trà Mi, sau đổ bộ vào đất liền lại vòng ra Biển Đông
- Nhóm 'quái xế' gây tai nạn chết người: Mẹ mắt đỏ hoe, hối hận vì giao xe cho con
- Xe buýt ở TPHCM liên tiếp gây bức xúc, có tài xế bị sa thải ngay lần đầu vi phạm
- Việt Nam nhận thêm 4 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ
- Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội, nữ cấp tướng từ 55 lên 60 tuổi
- Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- 'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- 17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm