Nâng hạng thị trường mới nổi,ơhộichothịtrườngchứngkhoánsaugiaiđoạntíchlũtrận đấu rb salzburg thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đón dòng vốn lớn Kỳ vọng gì cho thị trường chứng khoán tháng cuối năm 2024? Dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc khiến thị trường chứng khoán châu Á mất đà |
Cơ hội từ nâng hạng thị trường
Nhận định về thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong 2 tuần cuối 2024 và triển vọng năm 2025, ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty CP Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho biết, tại Việt Nam, TTCK đang trong giai đoạn tích lũy, với thanh khoản tăng trưởng mạnh mẽ ở nửa đầu năm nhưng chững lại về cuối năm do áp lực từ tỷ giá và dòng vốn ngoại thoái lui. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để chuẩn bị cho một chu kỳ tăng trưởng mới, đặc biệt khi câu chuyện nâng hạng thị trường dự kiến được kích hoạt vào nửa cuối năm 2025.
Lợi nhuận doanh nghiệp, đặc biệt từ các nhóm phi tài chính, đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024. Với định giá hấp dẫn và tăng trưởng lợi nhuận cao hơn khu vực, thị trường Việt Nam được dự báo sẽ thu hút dòng tiền trong nước và quốc tế trở lại, đặc biệt khi các yếu tố hỗ trợ như chính sách tiền tệ ổn định và nâng hạng thị trường tiếp tục được triển khai.
Sắc xanh bao phủ các chỉ số chính trong phiên mở đầu tuần ngày 16/12/2024. Nguồn: KBSV. |
Theo dự báo của VPBankS, chỉ số VN-Index có thể đạt mức cao nhất trong năm 2025, vượt mốc 1.400 điểm, với xu hướng dao động trung bình xung quanh mức 1.350 điểm. Mặc dù có thể tiếp tục có những biến động trong năm 2024, chỉ số vẫn sẽ duy trì xu hướng tăng. Các dự báo này vẫn khá chính xác nếu đối chiếu với tình hình hiện tại.
Bên cạnh đó, với bối cảnh áp lực bán mạnh từ nhà đầu tư nước ngoài và tỷ giá vẫn ở mức cao, dự báo cho nửa đầu năm 2025 cho thấy thị trường sẽ chịu tác động từ các chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là dưới thời Tổng thống Donald Trump, có thể gây ra những nhiễu động cho tỷ giá. Theo đó, từ cuối năm 2024 đến đầu 2025, VN-Index dự báo sẽ dao động trong biên độ khoảng 1.200 - 1.300 điểm. Kịch bản này sẽ kéo dài cho đến khoảng từ tháng 4 - 6 của năm 2025, khi thanh khoản thị trường có thể suy yếu, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư trung hạn tích lũy cổ phiếu với mức giá hấp dẫn.
Theo ông Sơn, năm 2025 hứa hẹn nhiều cơ hội cho TTCK Việt Nam nhưng cũng song hành cùng thách thức, đòi hỏi sự thích ứng linh hoạt từ chính sách và sự nỗ lực đồng bộ của các ngành kinh tế. |
Các chuyên gia của VPBankS kỳ vọng, trong giai đoạn này, các nhà đầu tư sẽ tận dụng cơ hội "buy in May, sell in November", tức là mua vào những tháng thấp điểm và chốt lời vào cuối năm. "Đặc biệt, vào tháng 9 năm 2025, chúng tôi dự báo sẽ có sự kiện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, điều này sẽ thúc đẩy thanh khoản và dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào thị trường" - Chuyên gia đến từ VPBankS nói.
Theo thông tin từ FTSE Russell, Việt Nam hiện đã đạt được 7/9 tiêu chí quan trọng để nâng hạng, trong đó mới đây, việc hoàn thiện Thông tư 68/2024/TT-BTC, cho phép nhà đầu tư nước ngoài giao dịch mà không cần ký quỹ đủ tiền đã được đánh giá cao. Chính sách này, cùng với kế hoạch vận hành cơ chế đối tác thanh toán bù trừ trung tâm sẽ là động lực quan trọng cho việc nâng hạng TTCK Việt Nam.
Nếu thành công, Việt Nam có thể huy động khoảng 1,7 tỷ USD vốn thụ động, cùng với 6 - 7 tỷ USD vốn chủ động. Các quốc gia như Ả Rập Saudi, Rumani và Trung Quốc trước đây đã chứng minh, việc nâng hạng thị trường có thể thu hút dòng vốn mạnh mẽ, lên đến hàng chục tỷ USD.
Ngân hàng duy trì triển vọng tích cực
Về các nhóm ngành và cổ phiếu triển vọng, theo ông Đào Hồng Dương - Giám đốc Phân tích ngành và cổ phiếu từ VPBankS, các ngành tiềm năng tăng trưởng mạnh tại Việt Nam bao gồm ngân hàng, chứng khoán, bất động sản công nghiệp, thép, bán lẻ, dầu khí và cảng biển.
Nhóm các cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index phiên ngày 16/12/2024. Nguồn: FiinTrade. |
Ngành ngân hàng theo dự báo của VPBankS sẽ tăng trưởng lợi nhuận 18% vào 2025, tiếp tục duy trì triển vọng tích cực. Tuy nhiên, áp lực về chính sách tiền tệ và chi phí huy động vốn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các ngân hàng.
Ngành chứng khoán, với sự phục hồi thị trường và tăng trưởng margin, sẽ duy trì nền tảng lợi nhuận ổn định. Ngành bất động sản công nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu cao và FDI, nhưng vẫn gặp thách thức từ nợ trái phiếu và chính sách thuế quốc tế.
Ngành thép dự báo lợi nhuận tăng mạnh nhờ giá thép và chính sách bảo hộ thương mại. Ngành bán lẻ sẽ tăng trưởng ổn định từ 2025, trong khi ngành dầu khí tiếp tục đối mặt với biến động giá dầu nhưng vẫn có cơ hội dài hạn.
Ngành cảng biển trong năm 2025 sẽ đối mặt với thách thức nhưng cũng có cơ hội. Giá cước vận tải biển hiện cao hơn gấp rưỡi so với trước căng thẳng Biển Đỏ, trong khi lượng container qua cảng Việt Nam tăng mạnh. Sự thay đổi trong liên doanh các hãng tàu sẽ ảnh hưởng lớn đến thị phần, đặc biệt là các cảng nước sâu sẽ có cơ hội lấp đầy công suất nhanh.
Đánh giá về ngành bất động sản, theo ông Dương, ngành này ghi nhận dấu hiệu tích cực từ dòng vốn FDI, với hơn 20 tỷ USD đổ vào khu công nghiệp trong 11 tháng của năm 2024. Các khu công nghiệp miền Bắc như Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh dự báo sẽ thu hút được thêm nhiều đầu tư. Tuy nhiên, thị trường vẫn đối mặt với thách thức từ chính sách thuế quan của Mỹ và sự phục hồi chậm của thị trường bất động sản dân cư. Dù vậy, sự gia tăng nguồn cung và tín dụng tiêu dùng sẽ hỗ trợ thanh khoản của toàn ngành. Hơn nữa, ap lực nợ trái phiếu trong ngành bất động sản sẽ tăng trong năm 2025, với 106.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn. Tuy nhiên, VPBankS tin rằng ngành sẽ có những biện pháp ứng phó hiệu quả và kịp thời. |