【tỷ số australia】Hoạt động tín dụng có thể tiếp tục tăng trưởng vào cuối năm
Tăng trưởng tín dụng đang đi theo những mục tiêu đặt ra. Ảnh tư liệu minh họa. |
PV: Lãi suất huy động tại một số ngân hàng đã tăng trở lại, thậm chí có nơi tăng lãi suất tới gần 1%/năm so với trước đó, theo ông nguyên nhân nào khiến lãi suất tăng như vậy?
TS. Nguyễn Trí Hiếu:Nguyên nhân khiến cho lãi suất huy động tăng do trong thời gian gần đây có thể do hoạt động tín dụng được khơi thông trở lại. Trong 4 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng tín dụng rất thấp, thậm chí âm trong tháng đầu. Đến đầu tháng 5/2024, có thể ngân hàng nhận thấy đầu ra của tín dụng đã trở nên khả quan hơn, vì vậy các ngân hàng cho vay nhiều hơn và buộc họ phải huy động vốn nhiều hơn để cho vay.
Thêm nữa, có thể khách hàng đang không hài lòng với các mức lãi suất tiết kiệm như thời gian trước, trong khi những kênh đầu tư khác như vàng đang tăng cao, trở nên hấp dẫn hơn. Chính vì thế, để giữ chân khách hàng, các ngân hàng buộc phải nâng lãi suất.
|
PV:Theo ông từ nay đến cuối năm 2024, lãi suất huy động liệu có tiếp tục tăng không, thưa ông?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Theo tôi, hoạt động tín dụng có thể sẽ tăng trưởng vào cuối năm 2024. Bởi đây là thời điểm các ngân hàng cần huy động vốn để cho vay, họ sẽ tăng lãi suất huy động để có thể hấp dẫn người dân gửi tiền tại các ngân hàng.
Bên cạnh đó, chúng ta biết rằng, thị trường tài chính và tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh có vẻ như vẫn trầm lắng trong nửa đầu năm 2024, trừ thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm 2024, hoạt động kinh tế vĩ mô sẽ được cân đối kéo theo hoạt động về xuất nhập khẩu cũng sẽ rầm rộ hơn. Do vậy, lãi suất của các ngân hàng cho vay sẽ tăng lên, khiến cho lãi suất huy động tăng theo.
Về tình hình thế giới, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ giảm lãi suất trong những tháng cuối năm 2024. Điều này có thể sẽ tác động đến mặt bằng lãi suất của Việt Nam. Từ đó các nhà kinh doanh tại Việt Nam có thể sẽ nhập khẩu nhiều hơn, kéo theo cầu tín dụng cũng sẽ mạnh mẽ hơn trong những tháng cuối năm.
Tóm lại, áp lực nâng lãi suất với các ngân hàng Việt Nam trong nửa sau của năm 2024 sẽ giảm đi so với nửa năm đầu. Với khoảng thời gian còn lại của năm 2024, dự báo lãi suất huy động sẽ tăng tối đa 1% tùy kỳ hạn.
PV:Vậy để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu tín dụng, đưa dòng tiền vào sản xuất kinh doanh thì cần phải giải pháp gì, thưa ông?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Chắc chắn để tăng trưởng tín dụng thì các ngân hàng cần phải có vốn và họ sẽ phải huy động vốn với lãi suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu về tín dụng. Nhưng đồng thời với việc lãi suất của huy động tăng cao hơn, có thể lãi suất cho vay cũng sẽ tăng chứ không giảm. Dòng tiền có thể sẽ lại đổ vào sản xuất kinh doanh nhiều hơn so với nửa đầu của 2024.
Với các nhà sản xuất kinh doanh khi có đơn đặt hàng thì họ cũng sẵn sàng trả lãi suất cao hơn, để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp cần có phương án kinh doanh ứng biến với những kịch bản khác nhauTheo ông Nguyễn Trí Hiếu, các doanh nghiệp cần có những kế hoạch, phương án kinh doanh cụ thể ứng biến với những kịch bản khác nhau, kịch bản đó dựa trên những giả định về lãi suất, về tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những giả định đó dựa trên những thay đổi về tỷ giá và những thay đổi về vấn đề nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn ngân hàng, nguồn vốn từ thị trường chứng khoán. |
Vấn đề chính ở đây là rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ khả năng để vay tiền ngân hàng. Họ không thể tiếp cận được với ngân hàng, thành ra để giải quyết vấn đề vốn cho các doanh nghiệp cần phải phát triển quỹ bảo lãnh tín dụng. Chúng ta đã có quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương, nhưng những quỹ này còn nhỏ, giới hạn. Theo tôi cần phải thành lập một quỹ tín dụng quốc gia, với số vốn điều lệ lớn hơn.
Một điều mà tôi muốn nhấn mạnh nữa cho hoạt động tín dụng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của cả nước trong năm nay, đây là năm có rất nhiều biến động về địa chính trị trên toàn cầu, cũng như là những thay đổi về chính sách tiền tệ của các quốc gia. Đặc biệt, những biến cố quân sự tại Ukraine, tại Trung Đông và những chính sách tiền tệ của Mỹ, của các nước Tây Âu sẽ tạo nên những khủng hoảng, thay đổi về chính trị cũng như tình hình kinh tế thế giới.
Chính vì thế, Việt Nam cần phải có những phương án. Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam cần phải có một kế hoạch để đối phó với những chuyển biến những khủng hoảng trên thế giới.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần phải có những kế hoạch, phương án kinh doanh cụ thể ứng biến với những kịch bản khác nhau, kịch bản đó dựa trên những giả định về lãi suất, về tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những giả định đó dựa trên những thay đổi về tỷ giá và những thay đổi về vấn đề nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn ngân hàng, nguồn vốn từ thị trường chứng khoán. Tôi lấy ví dụ, thói quen truyền thống của các doanh nghiệp ở Mỹ luôn luôn có 2 kịch bản. Nếu kịch bản A không thực hiện được, họ sẽ rút kịch bản B để thực hiện kế hoạch kinh doanh.
PV: Xin cảm ơn ông!
Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy độngTừ đầu tháng 5 đến nay đã có khoảng 20 ngân hàng tăng lãi suất huy động, mức tăng cao nhất lên đến 0,5%/năm. Có ngân hàng tăng lãi suất 2 - 3 lần chỉ trong một tháng. Cụ thể, HDBank vừa tăng lãi suất các kỳ hạn với mức tăng 0,3%/năm, áp dụng với các khoản tiền gửi cá nhân kỳ hạn 1 - 18 tháng. Tại Nam A Bank, khi gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất 6,3%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Tuy nhiên, số tiền gửi phải từ 500 tỷ đồng trở lên và cần được tổng giám đốc ngân hàng phê duyệt. Còn kỳ hạn từ 18 đến 36 tháng sẽ được hưởng lãi suất là 5,4%/năm. Lãi suất tiết kiệm khi gửi tiền tại quầy, lĩnh lãi cuối kỳ trong tháng 5 dao động khoảng 0,5 - 5,4%/năm. VIB cũng vừa tăng lãi suất huy động lần thứ 3 liên tiếp kể từ đầu tháng. Theo đó, lãi suất huy động tiền gửi online kỳ hạn 1 tháng của ngân hàng này đã tăng 0,3 %, lên 2,8%/năm. Trong khi lãi suất huy động kỳ hạn 3 - 5 tháng tăng 0,1%/năm, lên mức 3,1%/năm. Techcombank cũng tăng lãi suất tiết kiệm 2 lần liên tiếp ngay đầu tháng 5. Hiện lãi suất huy động cao nhất ngân hàng này áp dụng cho kỳ hạn 12 - 36 tháng là 4,7%/năm. MB cũng tăng lãi suất huy động kỳ hạn 1 - 15 tháng thêm 0,1 - 0,2%/năm. Sau khi điều chỉnh lãi suất cao nhất là 4,6%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 12 - 15 tháng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tăng lãi suất huy động của các ngân hàng là theo xu hướng của các thị trường quốc tế và nhằm cân bằng so với lợi suất của các kênh đầu tư khác trên thị trường. Ngoài ra, lãi suất huy động cần phải tăng lên để bảo vệ tiền đồng. Hiện Việt Nam đang áp dụng chính sách tiền tệ ngược với xu hướng chung của thế giới. Công cụ cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước là lãi suất điều hành vẫn chưa tăng. Trong khi đó, áp lực tỷ giá được nhận định sẽ còn tăng lên. |