【lịch bóng đá vn hôm nay】Xóa bỏ "vùng trũng" giao thông đồng bằng sông Cửu Long
Bứt phá về hạ tầng giao thông tạo động lực phát triển cho ĐBSCL. Ảnh tư liệu |
Bước vào thời kỳ tăng tốc xây dựng công trình giao thông
Giao thông là "mạch máu", là điều kiện vật chất và là yếu tố tạo ra không gian thông suốt để thực thi liên kết vùng. Do đó, phát triển hạ tầng giao thông là một mệnh lệnh trong phát triển vùng. Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại là “vùng trũng” trong bản đồ giao thông của cả nước và là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế vùng.
Yếu kém hạ tầng giao thông ảnh hưởng đến thu hút đầu tư“Tình trạng yếu kém hạ tầng giao thông của vùng ĐBSCL đã ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư, cũng như phát triển các địa phương nói riêng và toàn vùng nói chung. Tuy nhiên, điều đáng mừng là bức tranh giao thông của vùng những năm gần đây đang có nhiều điểm sáng và tạo ra được kỳ vọng cho diện mạo mới trong thời gian tới”. TS. Trần Hữu Hiệp - nguyên Ủy viên chuyên trách, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. |
Nhận diện từ thực tế, các nút thắt lớn là tình trạng thiếu vốn, công trình thi công chậm tiến độ, đầu tư không đồng bộ ngắt khúc thiếu kết nối khiến mạch máu giao thông vận tải của vùng chưa thông suốt. Tình trạng chung là đường chờ cầu nâng tải trọng, cảng chờ luồng thôi ách tắc, đường thủy vướng tỉnh không cầu đường bộ còn xảy ra ở nhiều nơi trong những năm qua.
Theo TS. Trần Hữu Hiệp - nguyên Ủy viên chuyên trách, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, sau nhiều thập kỷ "đói" đường cao tốc, khát đường giao thông, ở hiện tại ĐBSCL đang bước vào thời kỳ tăng tốc xây dựng. Hệ thống giao thông hàng không, hàng hải, đường thủy, đường bộ được quan tâm đầu tư, đặc biệt là hạ tầng giao thông đường bộ.
Trong Quyết định 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng xác định, mục tiêu đến năm 2030 toàn vùng sẽ đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km đường bộ cao tốc, khoảng 4.000 km đường quốc lộ, 4 cảng hàng không, 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hóa đường thủy nội địa.
Các công trình giao thông trọng điểm được hoàn thành, đưa vào sử dụng hoặc đang triển khai thi công, được quyết định đầu tư, được chuẩn bị thi công mới là điều rất đáng mừng đối với ĐBSCL. Cụ thể, mạng lưới giao thông đường bộ của vùng được hình thành 6 trục dọc và 9 trục ngang; các tuyến kết nối nội vùng, liên vùng; cầu vượt sông Tiền, sông Hậu; các cầu lớn như cầu Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận 1, Mỹ Thuận 2, cầu Rạch Miễu…
Hiện tại, vẫn đang tiếp tục xây dựng các cầu lớn như cầu Đại Ngãi (Sóc Trăng), cầu Rạch Miễu 2 (Bến Tre), sắp tới xúc tiến xây dựng cầu Đình Khao nối Vĩnh Long - Bến Tre… góp phần vào kỳ vọng tháo được nút thắt, thông các tuyến huyết mạch, kết nối các địa phương trong vùng tốt hơn.
Dưới góc nhìn kinh tế, các công trình giao thông trọng điểm, đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai tạo ra động lực mới cho vùng, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, các trục dọc đường ngang, đường vành đai ven biển phía Đông và phía Tây mang tính kết nối các trục giao thông liên tỉnh.
Đồng thời, đường xương cá mở ra không gian phát triển mới tạo điều kiện phát triển các đô thị, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề… bởi vì giao thông đi trước mở đường vừa tạo ra không gian mới vừa có thể kết nối các không gian với nhau.
“Nhìn vào quy hoạch của 13 tỉnh, thành phố trong vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các địa phương hiện đang kêu gọi đầu tư, lồng ghép với các quy hoạch giao thông đường thủy, đường bộ, đường biển và đường hàng không đang triển khai trong vùng. Điều này đang dần hiện thực hóa bức tranh giao thông của ĐBSCL trở nên sáng sủa hơn, kỳ vọng vượt điểm trũng nhiều năm qua” - ông Hiệp nhận định.
Ngoài ra, việc phát triển hạ tầng giao thông cũng sẽ thúc đẩy hạ tầng logistics, đồng thời đảm bảo các yêu cầu tích hợp trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch cục bộ địa phương; các tỉnh thành trong vùng cũng có điều kiện chủ động gắn kết phát triển địa phương với quy hoạch vùng.
Có thể tận dụng tất cả các cơ hội từ các công trình giao thông trọng điểm mang lại. Đây cũng là điều kiện tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời, phát triển các ngành kinh tế, phát triển du lịch, cũng như nâng cao đời sống của người dân.
Rút kinh nghiệm từ những tồn đọng cũ
TS. Trần Hữu Hiệp cho rằng: “Mặc dù phấn khởi trong hiện tại, kỳ vọng trong tương lai nhưng phải tránh những chuyện tồn đọng cũ lặp lại. Việc tập trung triển khai các công trình giao thông trọng điểm cần phải rút kinh nghiệm từ một số tuyến cao tốc trước đó đã được đầu tư, chẳng hạn như cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hiện tại tuy đã hoàn thành nhưng nhìn lại tiến độ triển khai kéo dài đến 13 năm, thay đổi chủ đầu tư 3 lần”.
Đồng thời, cũng cần nhận diện những bài học về phân bổ nguồn vốn, cơ chế quản lý giải phóng mặt bằng, năng lực của nhà thầu, tiến độ thi công, chất lượng công trình… Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi cả nước đang triển khai đồng loạt các dự án đã làm phát sinh nhiều vấn đề lớn, trong đó là sự khan hiếm nguồn cát. Cần bố trí vốn và phân kỳ đầu tư kết nối các công trình giao thông tốt nhất để phát huy giao thông đa phương thức ở vùng ĐBSCL, trong đó có thế mạnh giao thông đường thủy của vùng là một thế mạnh đặc biệt.
Ngoài ra, cần tiếp tục giải bài toán vốn hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư lớn, khắc phục tình trạng thi công chậm, kết nối phải hiệu quả, nếu không có giải pháp đồng bộ thì nút thắt giao thông ở vùng hiện nay vẫn có thể chuyển từ điểm này sang điểm khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác.
Cần sự điều phối vùng để tăng hiệu quả đầu tư hạ tầng giao thôngTheo TS. Trần Hữu Hiệp, việc phát triển giao thông phải gắn liền với nhu cầu phát triển hạ tầng logistics, kết nối với các công trình đầu tư phát triển khác của vùng. Cần xác định quan điểm phát triển rõ ràng, có tư duy hệ thống đảm bảo yêu cầu tích hợp trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch, không cục bộ địa phương, cần sắp xếp không gian và nguồn lực đầu tư phù hợp với yêu cầu phối hợp đồng bộ, hiệu quả đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình. ĐĐBSCL cần lồng ghép các nguồn vốn đầu tư công khác, cũng như tạo lực hút vốn đầu tư xã hội, cần dựa trên cơ chế điều phối liên kết vùng về giao thông, ưu tiên các dự án liên tỉnh, liên kết nội vùng và liên vùng, đặc biệt là giữa ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cần phát huy hiệu quả hoạt động thực chất của hội đồng điều phối vùng để nguồn vốn không bị "rải mành mành" và chia cắt bởi ranh giới hành chính tỉnh. Phải có cơ chế kiểm soát để đảm bảo tính thống nhất, tính điều phối và đảm bảo tính minh bạch trong quyết định đầu tư, triển khai thi công cũng như giám sát tiến độ thực hiện. Kỳ vọng những chỉ đạo liên tục, xuyên suốt, nhắc lại với yêu cầu cao nhất của các bộ ngành trung ương và địa phương có thể giúp ĐBSCL xóa bỏ được cái nhìn “vùng trũng”, thay thế bằng một diện mạo giao thông hoàn toàn mới, đáp ứng được yêu cầu phát triển của một giai đoạn mới để tiếp tục tăng tốc đến năm 2030 như mục tiêu quy hoạch tích hợp vùng đã đề ra và phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL để đóng góp cho tiến trình phát triển chung của cả nước./. |
(责任编辑:World Cup)
- Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- Có gì đặc biêt ở siêu phẩm BMW Series
- Tăng thuế VAT: Tránh tăng sốc gây ‘tổn thương’ người thu nhập thấp
- Kỹ thuật nuôi cá đuôi kiếm trong hồ thủy sinh đẹp lung linh hợp phong thủy
- 1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
- Giá vàng hôm nay ngày 8/9: Vàng tiếp tục tăng cao, lập đỉnh mới
- Giá vàng hôm nay ngày 8/9: Vàng tiếp tục tăng cao, lập đỉnh mới
- ‘Quái thú’ mới của Tổng thống Donald Trump sắp ra mắt có gì đặc biệt?
- Ðại tá từ du kích
- Lý do chủ nhân cây duối nghìn năm, trả 6 tỷ đồng chưa bán ở Hưng Yên
- iPhone 8 xám, vàng và bạc, bạn chọn màu nào
- Tết Trung thu: Gặp nghệ nhân duy nhất của phố cổ còn ‘giữ lửa’ cho mặt nạ giấy bồi
- Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- Xe sang Lexus LC500 2018 tan nát sau khi gặp nạn
- Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- Những nguyên tắc cần nắm vững để có thể giao tiếp thành công với người Nhật
- Lợi nhuận tiền điện tử bitcoin gấp nhiều lần cổ phiếu: Bùng nổ đầu tư
- Tăng thuế VAT: Tránh tăng sốc gây ‘tổn thương’ người thu nhập thấp
- Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- Ô tô Rolls