Tiền đã giải ngân nhưng...
Theềnđãgiảingânnhưngkhôngxâydựbang xep hang bong da đuco dự thảo luật trình Ủy ban TVQH, vốn đầu tư công gồm các nguồn vốn của nhà nước: ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, ODA, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Báo cáo của Ủy ban Kinh tế nhận xét, so với quy định hiện hành, dự án luật đã chặt chẽ hơn khi quy định tất cả chương trình, dự án đầu tư công đều phải thực hiện phê duyệt chủ trương đầu tư, thay vì chỉ những chương trình, dự án quan trọng quốc gia mới phải được QH phê duyệt chủ trương đầu tư. Dự thảo luật cũng bổ sung QH phê duyệt danh mục dự án nhóm A trong trung hạn…
Tiền đã giải ngân nhưng chưa xây gì hết - Đại biểu Ksor Phước
Nhiều ĐB đặt vấn đề giám sát cộng đồng rất hiệu quả với đầu tư công, vì vậy luật cần quy định rõ phương thức giám sát cộng đồng như thế nào để đảm bảo hiệu quả.
ĐB Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH, cho rằng, các vùng đặc biệt khó khăn, người dân, ngay cả chính quyền cấp xã biết rất ít về dự án đầu tư công. Nếu chỉ quy định giám sát công khai (trong điều 9) là chưa đủ. Theo dự thảo luật, mức độ công khai giao Chính phủ cụ thể hóa, nhưng phải bổ sung thêm các khâu trong quá trình tổ chức, thực hiện đầu tư công. “Có 4 khâu cần được công khai, minh bạch (trừ các vấn đề an ninh, quốc phòng) vì đây là tiền của nhà nước, nhân dân. Từ khâu lựa chọn dự án, đấu thầu, quá trình tổ chức thực hiện như tiến độ vì sao tắc; khâu nghiệm thu. Tôi đi đường từ Tây Bắc, Tây nguyên, tiền đã giải ngân hết rồi nhưng không thấy xây dựng gì cả, tiền đã duyệt rồi đi đâu, phải được công khai hóa. Nhiều xã, huyện không xác định được nghiệm thu như thế nào, đến xã được thừa hưởng công trình cũng không biết. Công trình của xã do Bộ Y tế quản lý, nhưng tỉnh, huyện, xã đều không biết”, ông Phước nói.
Phân rõ trách nhiệm QH và Chính phủ
Thay mặt Chính phủ góp ý kiến về dự thảo luật, Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh đề nghị Ủy ban TVQH xem xét giao Chính phủ quyết định thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm A về trung hạn và định kỳ báo cáo QH.
ĐB Ksor Phước cho rằng QH nên quyết định chính sách, chủ trương chung, còn việc quyết định với các dự án cụ thể thì “để Chính phủ quyết định” vì “Có những cái quyết định là của QH, nhưng QH đâu có điều hành mà Chính phủ điều hành hằng ngày”.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng cơ quan tập thể chỉ quyết định chủ trương, người quyết định dự án là cá nhân. Dự án quan trọng quốc gia đặc biệt thì QH quyết định chủ trương, nhưng đi liền với đó Thủ tướng Chính phủ ký quyết định dự án.
Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu lưu ý, trong dự thảo, Thủ tướng ủy quyền cho các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án. Phải làm rõ trách nhiệm cụ thể, bởi nếu “ủy quyền” thì Thủ tướng sẽ phải chịu trách nhiệm với các dự án này, mọi việc sẽ dồn lên Thủ tướng.
Xây một ngôi nhà phải xin 20 giấy phép
Thảo luận chiều 21.2 về Luật Xây dựng (sửa đổi), Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhiều lần lưu ý tình trạng các loại giấy phép gây phiền hà cho người dân mỗi khi xin phép xây dựng. “Người dân xây được ngôi nhà mà phải xin cơ quản lý xây dựng tới 20 loại giấy phép thì mệt quá, nên rà soát để nhập các loại giấy phép lại”, Chủ tịch QH nói và yêu cầu cơ quan quản lý xây dựng địa phương phải chủ động làm các giấy phép, không để người dân phải tự đi đến nhiều nơi xin giấy phép.
Trước nhắc nhở này, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết Bộ đã giảm các giấy phép xây dựng nhằm đảm bảo thuận lợi cho người dân. Tới đây, Bộ tiếp tục phối hợp các cơ quan để rà soát, cắt giảm các loại giấy phép.
Theo Thanh Niên