Trực tiếp giải quyết những thách thức trước mắtTại Việt Nam,ảiphápthươngmạiđiệntửhiệuquảchodoanhnghiệpvừavànhỏ8 đội vào tứ kết c1 2023 cụm từ E-commerce (thương mại điện tử - TMĐT) chính thức được biết đến vào năm 1997 nhưng vẫn còn khá mơ hồ. Đến năm 2003, TMĐT mới du nhập vào các trường đại học, trở thành lĩnh vực được đào tạo bài bản, chuyên môn. Tuy nhiên phải mãi cho đến năm 2010, cùng với sự phát triển của mạng internet, thiết bị di động, nhất là Smartphone và thẻ ngân hàng, TMĐT tại Việt Nam mới thực sự bùng nổ. | Một buổi hội thảo về thương mại điện tử tại TP. Hồ Chí Minh thu hút sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh: Đỗ Doãn |
Theo Sách trắng TMĐT 2021, Việt Nam có 49,3 triệu người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến, tỷ lệ cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, trong khi các thương hiệu nước ngoài đẩy mạnh bán hàng trên sàn TMĐT thì các doanh nghiệp (DN) trong nước vẫn còn đang loay hoay trong việc tận dụng kênh phân phối này. Xu hướng tăng mạnh của thương mại điện tử Theo nghiên cứu của IMRG (2022), thị trường TMĐT toàn cầu đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, dự kiến đạt tổng giá trị 5,55 nghìn tỷ đô vào năm 2022. Hai năm trước, doanh số của mua hàng trực tuyến chỉ chiếm 17,8% so với tổng doanh số toàn ngành bán lẻ. Dự kiến, con số này sẽ tăng thành 21% vào năm 2022 và bứt phá lên 24,5% vào năm 2025. Đến năm 2023, doanh số TMĐT bán lẻ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được dự đoán sẽ cao hơn so với các khu vực khác trên toàn thế giới. Nguyên nhân do mức độ đô thị hóa nhanh, cùng sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ; khả năng mua sắm tăng cao với 85% dân số trung lưu phát triển; một loạt các sáng kiến mới của chính phủ và DN... |
Khảo sát của iPrice (công cụ tìm kiếm sản phẩm và so sánh giá trên các sàn TMĐT) năm 2021 phát hiện, các sản phẩm mang thương hiệu Việt chỉ chiếm trung bình 17% các mặt hàng được tìm mua ngược lại, có đến 83% số sản phẩm được quan tâm nhất trên các sàn thương mại điện tử lại là hàng ngoại nhập. Đáng lo ngại hơn khi con số này hiện đang có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, có một điểm sáng đáng mừng là hàng Việt lại bán chạy trong danh mục bách hóa trực tuyến, chiếm tỷ trọng cao trên hai sàn nội địa. Bình luận về vấn đề này, TS. Nguyễn Quốc Khánh - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh cho rằng, TMĐT đã thay đổi thói quen tiêu dùng và trở thành lối sống của con người. Do vậy, phát triển kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến mở ra cơ hội giúp cho mọi DN dễ dàng tiếp cận được nguồn khách hàng rộng lớn và tăng doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, các DN vừa và nhỏ khi kinh doanh TMĐT cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như đối thủ cạnh tranh, phát triển sản phẩm, trải nghiệm khách hàng... Cụ thể hơn, đó là những thách thức cần được giải quyết ngay gồm: Xây dựng lòng tin của khách hàng; tính cạnh tranh cao; thời gian giao hàng còn hạn chế do cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông yếu kém; bảo mật thông tin còn lỏng lẻo; thanh toán gặp nhiều bất cập; khả năng gặp phải sự cố kỹ thuật cao; dịch vụ khách hàng vẫn chưa được đầu tư và sử dụng một cách bài bản; tính tức thời, gây mất khá nhiều thời gian để chờ món hàng được giao; sự trung thực, các hình ảnh trực tuyến như quảng cáo… 3 giải pháp cần đặc biệt lưu ýĐể các DN vừa và nhỏ có thể tìm lối ra cho phát triển thị trường TMĐT, ông Khánh nêu 3 giải pháp cần lưu ý. Trước tiên là lựa chọn một nền tảng TMĐT thích hợp để xây dựng trang web kinh doanh. DN cần tùy vào việc xác định rõ quy mô, ngân sách và yêu cầu cần thiết trước khi bắt tay xây dựng một trang web TMĐT riêng, xem xét những gì có thể làm với một nền tảng nhất định và cách các tính năng của nền tảng đó sẽ đáp ứng nhu cầu của DN. Trong đó, tổng sản lượng hàng hóa (GMV) là một tiêu chí quan trọng. | Chia sẻ giải pháp thương mại điện tử hiệu quả cho các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Đỗ Doãn |
Kế đến là thiết lập một nền tảng TMĐT thích hợp. Ở giai đoạn này, DN cần làm việc với nhà cung cấp để đảm bảo họ hiểu hoạt động kinh doanh trực tuyến và nắm bắt được các kịch bản kinh doanh, từ đó đưa ra được một trang web có giao diện đẹp và khách hàng có thể làm mọi thứ trong cửa hàng trực tuyến như có thể làm trong cửa hàng truyền thống. DN cũng nên xem xét liệu hành trình của khách hàng có được thực hiện hay không, còn doanh thu lớn không phải là mục tiêu. Cái cần là tập trung nhiều hơn vào việc nhận thức và vận hành. Sau nữa là khắc phục một số sai lầm thường mắc phải với các nền tảng TMĐT. Ông Khánh nhấn mạnh, nhiều DN đã chọn sai nền tảng bởi không tập trung vào việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hoặc có chiến lược kém và danh mục sản phẩm kém, hoặc không thực hiện nghiên cứu và thường chọn sản phẩm rẻ nhất, nhanh nhất hơn là một nền tảng thực sự đáp ứng nhu cầu DN… Do vậy, để tránh mắc những sai lầm này, DN cần đảm bảo rằng đang làm việc với một đối tác có thể chỉ dẫn họ đi đúng hướng và trả lời bất kỳ thắc mắc nào. Điều quan trọng là lựa chọn mặt hàng phù hợp trong từng giai đoạn. ‘‘Tất cả xu hướng TMĐT trong nửa đầu năm 2022 đều nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm người dùng. Vì vậy trước khi chọn áp dụng bất cứ xu hướng nào, DN nên tiến hành phân tích chi tiết xem liệu có đủ sức để theo đuổi hay không. Cách tốt nhất để xác định xem liệu xu hướng hoặc giải pháp đó có hiệu quả với DN mình hay không là hỏi thẳng khách hàng. Bởi mục tiêu cuối cùng của mỗi DN bán lẻ cũng như TMĐT đều là tối ưu hóa sự hài lòng của người tiêu dùng, tức khách hàng…’’ - ông Khánh khẳng định. Tìm kiếm giải pháp có chọn lọc, giảm phụ thuộc vào bên thứ 3 Đầu tư giải pháp công nghệ có chọn lọc, giảm phụ thuộc vào bên thứ ba, biến mạng xã hội thành kênh bán hàng, tận dụng các nền tảng như TikTok, Facebook, Instagram... có hàng tỷ người dùng trên toàn cầu; khai thác xu hướng ủng hộ DN trong nước; phát triển mua sắm trực quan, kết hợp miêu tả, giới thiệu sản phẩm với các hình thức sáng tạo khác như tương tác qua livestream, video, thực tế ảo tăng cường (AR)...; cải tiến trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa... là những điều cần lưu ý khi tiến hành giải pháp TMĐT cho DN vừa và nhỏ. |
|