【bongda so】Hiện tượng 'mèo béo TikTok'
Những video mèo được tạo bởi AI đang rất phổ biến trên mạng xã hội,ệntượngmèobébongda so vì sao lại có hiện tượng này?
Nếu dành đủ thời gian trên TikTok, có lẽ bạn sẽ không lạ gì với Chubby - một chú mèo có lẽ đã thu hút đặc biệt nhiều nước mắt của hàng triệu người xem. Điều đặc biệt về Chubby là ở chỗ chú ta không phải mèo thật, có màu cam, béo tròn, và luôn xuất hiện trong các tình huống bi kịch.
Những nhà sáng tạo nội dung trên TikTok và YouTube Shorts kể chuyện về Chubby và gia đình chú mèo qua hình ảnh slideshow mà AI tạo ra. Một video gần đây của tài khoản TikTok @mpminds mở đầu bằng cảnh Chubby và con của cậu, Chubby Jr, mặc quần áo rách rưới. Chubby cầm một tấm biển các tông có dòng chữ "Will Purr Fro Eood" (đúng ra phải là Will Purr For Food - Sẽ kêu rừ rừ để có đồ ăn. Các trình tạo hình ảnh AI có thể tạo ra đồ họa ấn tượng, nhưng chúng đặc biệt tệ trong việc tái tạo văn bản).
Trong những hình ảnh tiếp theo, chúng ta thấy Chubby ăn cắp vặt ở một cửa hàng tạp hóa, bị cảnh sát bắt giữ và bỏ lại Chubby Jr đau khổ với số phận bất định. Hình ảnh cuối cùng cho thấy Chubby sau song sắt nhà tù, mơ tưởng về đứa con trai của mình một cách tiếc nuối. Video có hơn 50 triệu lượt xem và 68.000 bình luận, được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Kênh @mpminds chỉ chuyên đăng dạng nội dung này. Video thông thường có vài triệu lượt xem, "bèo" nhất cũng vài trăm nghìn. Chubby cũng không phải là trường hợp duy nhất, nội dung tương tự đã tràn ngập mạng xã hội trong những tháng gần đây.
Vào tháng 3, có báo cáo cho biết những hình ảnh kỳ lạ do AI tạo ra về Chúa Jesus làm từ tôm đã bùng nổ trên Facebook, khiến người xem bối rối và thu hút hàng triệu lượt xem. Các bài đăng này phổ biến đến mức nhiều người suy đoán rằng tương tác với chúng đến từ các mạng lưới bot được lập trình để đóng giả thành con người.
Thậm chí, cả những thần tượng như Ronaldo cũng được mang ra "câu view". Mô-típ chung của loại nội dung này là hoàn cảnh thương tâm nào đó hoặc khơi gợi sự thán phục, và "tác phẩm" tạo ra cực kỳ ấn tượng.
Nội dung dạng này đang đặt ra những câu hỏi rất mới về giá trị của sáng tạo trên mạng xã hội, cũng như vai trò của AI trong việc định hình, dẫn dắt cảm xúc của công chúng.
Hầu hết các video đều đặt những chú mèo vào tình huống bi kịch của con người. Chubby Jr phải đối mặt với nạn bắt nạt ở sân trường. Chubby nghiện thuốc lá. Những chú mèo bị bắt đi lính và ra trận. Và trong ba tháng qua, hầu hết các video đều có nhạc nền là bản cover ca khúc What Was I Made For của Billie Eilish do AI tạo ra, với lời bài hát được thay thế bằng tiếng kêu meo meo.
Trước đó, bài hát tiêu chuẩn là bản cover ca khúc Unstoppable của Sia bằng tiếng kêu meo meo cũng do AI tạo ra.
"Không thể để mọi người biết tôi đã khóc vì cái này" là một bình luận nổi bật trên TikTok của @relatablecutecats (160.000 người theo dõi) về việc Chubby Jr trượt bài kiểm tra ở trường. "Trong tất cả những điều xảy ra trên thế giới này, đây là điều khiến tôi buồn nhất", một người xem khác bình luận về video Chubby Jr bị một con chim bồ câu bắt cóc khi đang ăn McDonald's với cha mình.
Một số video đưa Chubby vào các tình huống đời thường, gần gũi hơn, chẳng hạn như bị chế nhạo về cơ thể, kém thành công với "phái đẹp", hay nỗ lực tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh hơn.
Có gì hấp dẫn?
Trên thực tế, mèo gần như có thể coi là "linh vật" của internet ngay cả trước thời đại AI. Những chú mèo nổi tiếng từ meme hay video (như Nyan) thu hút hàng triệu người yêu mến. Thậm chí, ngay cả trước khi có internet rất lâu, mèo đã là "con cưng" trong văn hóa loài người. Mèo là biểu tượng thần linh trong văn hóa Ai Cập cổ.
Theo Jessica Maddox, giáo sư tại Đại học Alabama và là tác giả của cuốn The Internet Is for Cats (Internet là dành cho mèo), nội dung về mèo được ưa chuộng không chỉ vì chúng dễ thương mà còn vì hình ảnh về mèo rất linh hoạt. "Chúng ta có thể gán bất cứ ý nghĩa nào chúng ta muốn cho mèo", Maddox cho biết, vào thời đại Victoria, "mọi người mượn giọng văn của mèo để viết thư cho nhau và in ảnh mèo để gửi cho bạn bè".
Phong trào này cũng không xa lạ gì ở châu Á, nhất là tại Nhật, nổi tiếng kiệt tác "Tôi là con mèo" của văn hào Natsume Soseki.
Khi công nghệ phát triển, những người yêu thú cưng đã chuyển từ mê ảnh mèo sang tạo ra chúng bằng AI. Sự ra mắt của các trình tạo AI miễn phí và có sẵn rộng rãi như Midjourney, ElevenLabs hay DALL-E đã thay đổi hoàn toàn internet. Bằng cách đưa các công cụ mạnh mẽ vào tay bất kỳ ai có kết nối internet và đủ sự táo bạo, các trình tạo AI này đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các thể loại nội dung trực tuyến mới.
"Tôi bắt đầu vào tháng 1/2024", Charles, người sáng tạo ra tài khoản @mpminds nổi tiếng, cho biết. "Tôi thấy một tài khoản khác chia sẻ những bức ảnh mèo do AI tạo ra, không cùng nội dung, nhưng có cùng cảm xúc. Tôi đã phối lại để tạo thành câu chuyện cùng các nhân vật Chubby và Chubby Jr". Ngoài mèo, Charles còn thử nghiệm nhiều loại nội dung để kiếm tiền trên TikTok nhưng mèo là thành công nhất.
"Nhiều người không nhận ra AI đã trở nên phổ biến như thế nào trên mạng xã hội, cả về mặt tính năng và nội dung có thể chia sẻ. Ai đó có thể chia sẻ một bài đăng phổ biến trên mạng xã hội mà không nhận ra đó là AI", Maddox nhận xét. Nhưng khi ngày càng có nhiều nội dung do AI tạo ra xuất hiện, thì cũng ngày càng có nhiều "phản ứng ngược", cô nói.
Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận sự gia tăng của cái mà họ gọi là "rác AI", nội dung chất lượng thấp được tạo ra với số lượng lớn bởi những người sử dụng trình tạo AI. Nghiên cứu tại Đại học Stanford và Georgetown đã phát hiện nhiều mạng lưới tài khoản spam do AI tạo ra trên Facebook. Những tài khoản này đăng sản phẩm do AI tạo ra hàng chục lần một ngày, thu hút hàng trăm triệu lượt thích và lượt xem. Một bài đăng do AI tạo ra được báo cáo là nằm trong số 10 bài đăng được xem nhiều nhất trên Facebook quý 3 năm 2023.
Bằng cách đăng ký vào các chương trình kiếm tiền của nền tảng hoặc hướng người xem đến các liên kết và dịch vụ bên ngoài, người tạo ra loại nội dung này có thể kiếm tiền. Thậm chí, họ có thể kiếm tiền bằng cách dạy người khác tạo nội dung bằng AI. Theo báo cáo trên tờ Washington Post, những người sáng tạo câu chuyện về mèo bằng AI bán các khóa học hướng dẫn học viên cách tốt nhất để thu hút người theo dõi và kiếm tiền.
Theo Renée DiResta, cựu giám đốc nghiên cứu tại Stanford, AI giúp giới spammer và lừa đảo tạo ra nội dung vừa nhanh vừa rẻ với quy mô lớn, lợi dụng được thuật toán của nền tảng mà dễ kiếm tiền hơn. Nội dung do AI tạo ra có thể thành công bằng cách vận dụng chiến lược chiều theo sở thích của thuật toán trước tiên và sau đó mới là con người. “AI đang khuyến khích nội dung cho AI”, DiResta nhận định.
Nội dung "thao túng tâm lý"?
Họa sĩ Daniel Chartier nhận định anh cảm thấy buồn khi loại "hội họa" AI này phổ biến. Bất chấp việc không đạt về mặt thị giác hay thẩm mỹ, nội dung kiểu này vẫn thu hút bởi chúng đánh vào cảm xúc thương cảm của con người. Charles đồng ý với nhận định này và thừa nhận rằng nội dung bi kịch mới thu hút được người xem, và một phần không nhỏ là trẻ em.
Sự bất ngờ và tréo ngoe khi có cảm xúc thực sự từ một video rõ ràng do AI tạo ra dường như là một trong những lý do chính khiến nội dung về Chubby thu hút. Nhiều người dùng nói họ biết đến mèo AI nhờ một video trong đó có cảnh em bé mới chập chững biết đi xem video dạng này và khóc.
Video đó thu được 173 triệu lượt xem và đăng lại bởi Billie Eilish. Nó thậm chí tạo ra trào lưu quay lại phản ứng của trẻ em khi các bé xem video về mèo AI.
Nhưng nhiều người không thích xu hướng này. Một nhà sáng tạo có tên Tommy Guacamole đã tạo video chế giễu phản ứng của mọi người đối với video mèo AI. "Thật buồn cười khi những bài đăng về mèo này có thể dễ dàng thao túng cảm xúc của chúng ta như thế nào, nhưng tôi nghĩ nội dung AI là rác rưởi và thực sự đang hủy hoại internet", anh nói.
Những câu chuyện về mèo AI không cố gắng che giấu sự thật rằng chúng được tạo ra bằng AI. TikTok và YouTube đều yêu cầu người sáng tạo phải gắn nhãn nội dung do AI tạo ra và các tài khoản nội dung về mèo thường tuân thủ quy tắc này. Một số thậm chí còn tự gắn nhãn mình là tài khoản AI trong tên người dùng và tiểu sử của họ. Nhưng sự thật rằng chúng được tạo ra bởi AI dường như không khiến khán giả bớt thương cảm.
Thạch Anh(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- Thực hư điện thoại Vertu được rao bán 5 triệu đồng?
- 'Tiên nữ đồng quê' Lý Tử Thất ở ấn hơn 1.200 ngày vẫn không bị lãng quên
- Phát hiện hơn 1.200 lỗ hổng bảo mật thông tin mức cao ở bộ ngành, doanh nghiệp
- Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Khi nào nên thay đổi smartphone Android?
- BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp
- Trợ lý ảo tài chính gây sốt vì mắng mỏ người dùng chi tiêu hoang phí
- CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- Các xe đi theo thứ tự nào là đúng quy tắc giao thông?
- Kính mắt chống co giật cho người động kinh
- Khởi động cuộc thi toàn cầu dành cho sinh viên đam mê công nghệ
- Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- Không gạt chân chống xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- Trưởng Công an xã, phường, thị trấn có cấp bậc hàm nào là cao nhất?
- Kế hoạch đầu tư 100 triệu USD của Apple để được bán iPhone tại Indonesia
- Tuyên án tử hình kẻ giết người cướp của rồi lẩn trốn trong rừng ở Long An
- Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9
- Phát hiện hơn 1.200 lỗ hổng bảo mật thông tin mức cao ở bộ ngành, doanh nghiệp