Dòng tiền đến từ đâu,ềnđổmạnhvàotráiphiếhạng nhì ý vì lý do gì mà chảy mạnh vào thị trường trái phiếu và xu hướng này liệu có kéo dài… đang là mối quan tâm của nhiều người.
Tay chơi chính: ngân hàng
Theo Sở GDCK Hà Nội (HNX), từ đầu năm đến nay, trên thị trường sơ cấp, trong tổng số trên 31,3 nghìn tỷ đồng gọi thầu của tất cả các tổ chức phát hành qua HNX, tổng giá trị khối lượng trúng thầu đạt 23,7 nghìn tỷ đồng. Sự sôi động cũng được thể hiện trên thị trường thứ cấp, khi từ ngày 30-1 đến 22-2, tổng khối lượng giao dịch đạt trên 51,8 triệu trái phiếu với giá trị hơn 5.348 tỷ đồng. Nhà đầu tư trong nước chiếm 70,7% giá trị giao dịch toàn thị trường, còn lại là nhà đầu tư nước ngoài.
Thống kê của CTCK Bảo Việt cho thấy, tuần từ 13 đến 17-2, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường trái phiếu đạt 1.810 tỷ đồng, tăng tới 81% so với tuần trước đó. Trong đó, giao dịch chủ yếu đối với trái phiếu chính phủ kỳ hạn dưới 3 năm, tiếp đến là 3 - 5 năm,…
Theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), cơ cấu nhà đầu tư tham gia thị trường trong đợt sôi động lần này không có gì đột biến, bởi chủ yếu vẫn là các NHTM. Các công ty bảo hiểm, CTCK… cũng tham gia, nhưng mức độ không đáng kể.
Lý giải tại sao phần lớn NHTM tham gia thị trường trong bối cảnh thanh khoản hệ thống vẫn còn nhiều vấn đề, đại diện bộ phận đầu tư trái phiếu thuộc một quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhìn nhận, việc khống chế trần tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng khiến họ ở trạng thái vừa thừa, vừa thiếu vốn. Thiếu trong dài hạn, nhưng thừa trong ngắn hạn do một lượng tiền nhàn rỗi chưa thể cho vay sớm.
Với các DN có chất lượng hoạt động kinh doanh tốt, ngân hàng cho vay với lãi suất 15 - 16%/năm, nhưng không dễ cho vay thành công do tạm thời họ chưa cần vốn. Trong khi với các DN hoạt động yếu kém, các ngân hàng rất ngại đối mặt với rủi ro mất vốn ngay cả khi cho vay với lãi suất cao, có thể trên 20%/năm…
Ngoài lý do tìm đầu ra cho đồng vốn tạm thời nhàn rỗi, theo ông Quỳnh, có nhiều nguyên nhân khác khiến các NHTM gia tăng mua trái phiếu. Do giá trái phiếu đi ngược với lãi suất, trong khi nhà đầu tư tin tưởng, cùng với các yếu tố vĩ mô ổn định dần, đặc biệt là lạm phát tiếp tục dịu thêm, sắp tới, lãi suất sẽ giảm rõ rệt, nên đây là cơ hội kiếm lời. So với các kênh đầu tư khác, lúc này đầu tư vào trái phiếu tiếp tục là một trong những ưu tiên số một của các NHTM, bởi vừa ít rủi ro, vừa có công cụ hỗ trợ thanh khoản tốt.
Vốn ngoại sẽ tăng?
Theo ghi nhận của VBMA, có tín hiệu cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu quan tâm trở lại thị trường trái phiếu, dẫu rằng mức độ tham gia còn khá dè dặt. Tuy nhiên, với xu hướng kinh tế vĩ mô tiếp tục được phục hồi, đặc biệt là lãi suất có xu hướng giảm rõ nét hơn, tỷ giá VND/USD khá ổn định từ cuối năm 2011 đến nay, thì các yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư đang dần hiện thực hóa.
Thống kê của CTCK Bảo Việt cho thấy, trong tổng số 1.810 tỷ đồng giá trị giao dịch toàn thị trường trong tuần qua, thì giao dịch của khối ngoại chiếm 24%. Chỉ có một số ít ngân hàng nước ngoài thực hiện repo với các đối tác tin cậy. Trong khi đó, tuần từ 6 đến 10-2, trong tổng giá trị giao dịch toàn thị trường hơn 999 tỷ đồng, khối ngoại chiếm 32%...
Trong khi đó, vị đại diện bộ phận đầu tư trái phiếu thuộc một quỹ đầu tư nước ngoài lại đánh giá, sự tham gia của khối ngoại hiện chưa đáng kể. Cũng chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy có một làn sóng nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường trái phiếu. Nguyên nhân chủ yếu là bởi sự khởi sắc của kinh tế vĩ mô chưa rõ rệt. Cụ thể, việc tái cơ cấu hệ thống NHTM, DNNN vẫn chưa mang lại kết quả mong đợi. Do đó, sự sôi động của thị trường lần này có yếu tố đầu cơ đáng kể. Trong khi nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn nhớ cú vấp ngã năm 2008, nên họ vẫn tỏ ra thận trọng.
Các chuyên gia nhận định, nếu kinh tế vĩ mô tiếp tục phát đi những tín hiệu ổn định rõ nét hơn, đặc biệt là diễn biến lãi suất giảm rõ rệt hơn, cùng tỷ giá VND/USD giữ được sự ổn định khá tốt như thời gian qua, thì sự sôi động của thị trường trái phiếu sẽ có nhiều cơ hội tiếp tục duy trì trong thời gian tới. Trong đó, triển vọng thu hút dòng vốn ngoại là khá khả quan.
Theo Hữu Đạo / Báo Đầu tư