当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả trận besiktas】Sắp khai màn Diễn đàn cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020

Vào 8h sáng 22/7/2020 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế,ắpkhaimànDiễnđàncấpcaoNănglượngViệkết quả trận besiktas 11 Lê Hồng Phong, TP.Hà Nội sẽ diễn ra Diễn đàn cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020 do Ban Kinh tếTrung ương tổ chức.

Diễn đàn cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020 nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Một trong các chuyên đề của Diễn đàn bàn về Phát triển năng lượng mặt trời và các năng lượng mới trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Với các phiên hội thảo chuyên đề, Diễn đàn cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020 quy tụ nhiều diễn giả, chuyên gia, Đại sứ quán, các doanh nghiệptrong và ngoài nước trong lĩnh vực năng lượng.

Theo đó, phiên toàn thể tại Diễn đàn sẽ tập trung vào triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Các phiên Hội thảo chuyên đề 1 sẽ tập trung vào nội dung: Chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng bền vững trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Hội thảo chuyên đề 2 với chủ đề: Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho phát triển bền vững năng lượng Việt Nam giai đoạn đến 2030, tầm nhìn 2045.

Hội thảo chuyên đề 3 là: Phát triển năng lượng mặt trời và các năng lượng mới trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Ngày 112/2020, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Với quan điểm chỉ đạo, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh...

Nghị quyết của Bộ Chính trị đánh giá, trong 15 năm qua, ngành năng lượng nói chung và ngành điện lực nói riêng đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, ngành năng lượng nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Cụ thể, mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức; các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; nhiều dự ánđiện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi, thị trường năng lượng cạnh tranh phát triển chưa đồng bộ, thiếu liên thông giữa các phân ngành, giữa phát điện với truyền tải điện; chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường, chưa tách bạch với chính sách an sinh xã hội.

Đặc biệt, một số dự án năng lượng do doanh nghiệp nhà nước đầu tưcòn thua lỗ; một số dự án năng lượng đầu tư ra nước ngoài tiềm ẩn nhiều khả năng mất vốn.

Nghị quyết của Bộ Chính trị cho rằng, một trong những nguyên nhân của những hạn chế trên là chậm giải quyết những vướng mắc về phương hướng phát triển các nguồn năng lượng và cụ thể hóa cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực này.

Từ đó, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị nêu quan điểm: phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xu thế hội nhập quốc tế; nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hóa hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng.

Bên cạnh đó, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân, tham gia phát triển năng lượng; kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng.

分享到: