发布时间:2025-01-10 18:40:28 来源:Empire777 作者:Cúp C2
NGÀNH NỘI CHÍNH ĐẢNG - 10 NĂM TÁI LẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ năm,ềuvụthamnhũngđượccholàvùngcấmnhạycảmđãđượcxửlýnghiêthứ hạng của rc lens Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, ngày 28/12/2012, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 158-QĐ/TW về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương và Quyết định số 159-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương.
Sau đó, ngày 08/3/2013, Ban Bí thư ban hành Quy định số 183-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương. Đây là lần tái lập Ngành Nội chính Đảng, bởi vì trước đó Ban Nội chính Trung ương và ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy đã được thành lập; ngành nội chính Đảng đã có truyền thống hơn 57 năm xây dựng và phát triển, với tổ chức tiền thân là Ban Pháp chế Trung ương được thành lập vào ngày 05/01/1966.
Nhìn lại sau 10 năm được tái lập, mặc dù gặp nhiều khó khăn, chịu sức ép lớn trước sự đòi hỏi và mong muốn của Nhân dân về đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC). Nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp; sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và địa phương; sự quan tâm, cổ vũ, động viên kịp thời của báo chí và Nhân dân; cán bộ, đảng viên, công chức, nhân viên, người lao động ngành Nội chính Đảng đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác nội chính, PCTN, TC và cải cách tư pháp.
Vị thế, vai trò của ngành Nội chính Đảng không ngừng được nâng cao; khẳng định chủ trương tái lập Ban Nội chính Trung ương và ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy là đúng đắn, như phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị tổng kết ngành Nội chính Đảng năm 2018. Nổi bật là:
Một là, toàn ngành đã nỗ lực cố gắng, thực thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược, đề xuất với Đảng, Nhà nước, cấp ủy cấp tỉnh nhiều chủ trương, chính sách lớn về lĩnh vực nội chính, PCTN, TC và cải cách tư pháp. Tích cực nghiên cứu, tống kết thực tiễn, tham mưu sơ kết, tổng kết, xây dựng, ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, đề án quan trọng của Đảng về công tác nội chính, PCTN, TC và cải cách tư pháp.
Nhất là tham mưu, đề xuất nhiều chủ trương, quan điểm, giải pháp lớn, mạnh mẽ, quyết liệt về công tác PCTN, TC, góp phần xây dựng, hình thành phương châm “bốn không”: “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực. Bên cạnh việc tham mưu, đề xuất những quan điểm, chủ trương, định hướng lớn của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm cho pháp luật phù hợp với Cương lĩnh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; ngành Nội chính Đảng đã tích cực nghiên cứu, thẩm định nhiều đề án, văn bản quan trọng về nội chính, PCTN, TC và cải cách tư pháp; tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều văn bản để tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nội chính, PCTN, TC và cải cách tư pháp. Đồng thời, chủ động nghiên cứu, tham mưu tổ chức nhiều hội nghị lớn về công tác nội chính và PCTN, TC, góp phần nâng cao nhận thức, hoàn thiện lý luận của Đảng về nội chính, PCTN, TC.
Hai là, chủ động, sáng tạo, bản lĩnh, quyết liệt, tham mưu có hiệu quả cho Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, góp phần hiện thực hóa và khẳng định quyết tâm chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” của Đảng, Nhà nước, của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ban Nội chính Trung ương đã chủ động, sáng tạo thực hiện tốt nhiệm vụ Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC (Ban Chỉ đạo); vừa tham mưu, đề xuất và theo dõi, đôn đốc thực hiện Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo, vừa đề xuất Ban Chỉ đạo nhiều cơ chế, cách làm hay, có hiệu quả. Nhất là, vừa chủ động tham mưu về định hướng, chủ trương xử lý, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng; vừa tích cực theo dõi, đôn đốc, phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc, bảo đảm kịp thời, nghiêm minh, theo đúng quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo: Có vụ việc thì phải xác minh làm rõ; tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó, xử lý cả hành vi tham nhũng, tiêu cực và hành vi dung túng, bao che cho tham nhũng, tiêu cực, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, tiêu cực; có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố điều tra và kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử, theo đúng quy định của pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào.
Trước hết, là tham mưu, đề xuất cơ chế theo dõi, chỉ đạo xử lý vụ án, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm theo 3 cấp độ và tham mưu cơ chế chỉ đạo, xử lý khó khăn, vướng mắc trong điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm. Có thể nói đây là khâu đột phá đầu tiên mà Ban Nội chính Trung ương đã phát hiện và tập trung tham mưu cho Ban Chỉ đạo chỉ đạo xử lý có hiệu quả các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Đồng thời, đã tham mưu Ban Chỉ đạo chỉ đạo khắc phục những khâu yếu, vướng mắc trong xử lý tham nhũng, tiêu cực, như khắc phục tình trạng cho hưởng án treo không đúng đối với các tội phạm về tham nhũng; xử lý khó khăn, vướng mắc trong giám định, định giá tài sản và công tác thu hồi tài sản tham nhũng; chỉ đạo cơ chế phối hợp nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bảo đảm kịp thời, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước, kỷ luật của đoàn thể và xử lý hình sự.
Việc tham mưu chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực đã trở thành phong trào thi đua của ngành Nội chính Đảng, góp phần tạo bước đột phá trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, được dư luận, Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.
Trong 10 năm qua, từ khi tái lập đến nay, Ban Nội chính Trung ương đã tham mưu Ban Chỉ đạo đưa 436 vụ án, 583 vụ việc về tham nhũng, kinh tế vào diện theo dõi, chỉ đạo ở 3 cấp độ; trong đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 193 vụ án, 140 vụ việc.
Các vụ án, vụ việc sau khi đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã được các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ, khẩn trương, quyết liệt, điều tra, truy tố, xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, rất nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn.
Nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ, việc tồn đọng từ nhiều năm trước và các vụ án xảy ra trong ngành, lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động khép kín, bí mật, được cho là “vùng cấm, nhạy cảm”, cả khu vực công và khu vực tư, đã được tham mưu chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm minh, cả cán bộ đương chức và đã nghỉ hưu, cả cán bộ cấp cao, cả cán bộ cấp tướng trong lực lượng vũ trang, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong công tác đấu tranh PCTN, TC.
Ba là, tích cực tham mưu đẩy mạnh cải cách tư pháp; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) đã quyết định chủ trương hợp nhất Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương về Ban Nội Chính Trung ương, từ đây Ban Nội chính Trung ương có thêm chức năng là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương. Ngay sau Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), Ban Nội chính Trung ương đã khẩn trương tiếp nhận, sắp xếp lại cán bộ, công chức Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; nghiên cứu, tham mưu Bộ Chính trị sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban.
Tích cực tham mưu chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về cải cách tư pháp theo Chương trình trọng tâm công tác nhiệm kỳ 2016-2021. Nhất là tập trung tham mưu tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020; nghiên cứu, thẩm định, cho ý kiến sâu, có chất lượng đối với nhiều Đề án, báo cáo quan trọng nhằm đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp; tích cực đổi mới về nội dung, nâng cao chất lượng các Phiên họp của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương bảo đảm thiết thực, hiệu quả...
Những kết quả đã đạt được đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động tư pháp, đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tổ chức, cá nhân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ban Nội chính Trung ương đã chủ trì, phối hợp tham mưu Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”.
Đây là lần đầu tiên Đảng ta ban hành Nghị quyết chuyên đề về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, với nội dung toàn diện, tổng quát cả về xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng pháp luật và cải cách tư pháp; xác định rõ 08 đặc trưng bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, 5 quan điểm, 3 trọng tâm và 10 nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân trong giai đoạn mới; qua đó khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của Đảng nhằm hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Bốn là, công tác theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nội chính và PCTN, TC được quan tâm, ngày càng nền nếp, hiệu quả. Ban Nội chính Trung ương đã chủ động tham mưu Ban Chỉ đạo chọn những khâu yếu, việc khó, những lĩnh vực trọng tâm để kiểm tra, giám sát, đôn đốc. Nhất là đã tham mưu Ban Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế; kiểm tra, rà soát hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại nhà nước; kiểm tra chuyên đề về PCTN trong lĩnh vực thuế, hải quan; rà soát các kết luận thanh tra, kiểm toán; thanh tra, kiểm tra các dự án thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội quan tâm; kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và công tác giám định, định giá tài sản trong giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực...
Ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy đã chủ động phối hợp Ủy ban kiểm tra cùng cấp tham mưu, đề xuất cấp ủy tổ chức thực hiện nhiều cuộc kiểm tra, giám sát về công tác nội chính, PCTN, TC và cải cách tư pháp. Qua đó, góp phần thúc đẩy, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan thực hiện tốt hơn công tác nội chính, PCTN, TC và cải cách tư pháp; tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc; nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế phức tạp, dư luận quan tâm được chỉ đạo, xử lý dứt điểm; hiệu quả công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế được nâng lên.
Năm là, ngành Nội chính Đảng có nhiều đóng góp tích cực, có hiệu quả vào công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Ban Nội chính Trung ương và ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy đã chủ động theo dõi, nắm tình hình, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kịp thời những vấn đề nổi lên về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Nhất là những vấn đề liên quan đến an ninh tôn giáo, dân tộc; khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài; các vụ việc tụ tập đông người, biểu tình, đình công, lãn công, gây rối, nhằm âm mưu gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch,... góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của đất nước.
Sáu là, tổ chức, bộ máy của ngành Nội chính Đảng được củng cố, kiện toàn; kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ được năng lên; vị thế, uy tín của ngành Nội chính Đảng ngày càng được khẳng định và nâng cao. Ngay sau khi được tái lập, Ban Nội chính Trung ương và ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy đã nhanh chóng ổn định tổ chức, hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Nội chính Đảng “Trung thành, bản lĩnh, liêm chính, sáng tạo”; phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị liên quan, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Không những chú trọng làm tốt công tác xây dựng ngành, Ban Nội chính Trung ương và ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy còn chủ động, tích cực tham gia thẩm định về công tác cán bộ theo phân cấp, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị.
Nhìn lại chặng đường 10 năm được tái lập, chúng ta vui mừng, phấn khởi trước những kết quả, thành tích đã đạt được, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang 57 năm ngày truyền thống ngành Nội chính Đảng. Từ những kết quả quan trọng đạt được thời gian qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
Một là, công tác nội chính, PCTN, TC và cải cách tư pháp là những lĩnh vực rất quan trọng, nhưng cũng rất khó khăn, phức tạp, nhạy cảm. Do vậy, phải tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương. Nhất là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và người đứng đầu cấp ủy các cấp, đây là chỗ dựa, niềm tin, quyết định hiệu quả công tác tham mưu cho Đảng trong lĩnh vực nội chính, PCTN, TC và cải cách tư pháp.
Hai là, phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có phương pháp, cách làm khoa học, bài bản và phải đúng vai, thuộc bài, như đồng chí Tổng Bí thư thường chỉ đạo. Đúng vai là phải thực hiện đúng chức năng của cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính, PCTN, TC và cải cách tư pháp; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo PCTN, TC và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp. Thuộc bài là phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trước hết là về lĩnh vực nội chính, PCTN, TC và cải cách tư pháp; nắm vững và thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn, không làm thay việc của cơ quan khác.
Ba là, phải đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng bộ, kịp thời, trước hết trong tập thể lãnh đạo, giữa các vụ, đơn vị với nhau và với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là các cơ quan nội chính trong thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở quy định của Đảng, Nhà nước; phải quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư đối với các cơ quan nội chính là “phải thực sự đoàn kết, trách nhiệm, phối hợp rất chặt chẽ, rất nhịp nhàng và thống nhất với nhau”; tuyệt đối không được “quyền anh, quyền tôi”, “cua cậy càng, cá cậy vây”.
Bốn là, phải coi trọng công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn; phải kết hợp nghiên cứu của Ban, của ngành với việc thu hút, tổng hợp, chắt lọc nghiên cứu của các cơ quan liên quan; thường xuyên đúc kết kinh nghiệm, bổ sung những vấn đề mới, cách làm hay, sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả công tác, không ngừng đổi mới tư duy, hoàn thiện lý luận về công tác nội chính, PCTN, TC và cải cách tư pháp.
Năm là, phải thường xuyên xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, chăm lo đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng đội ngũ chuyên gia và cộng tác viên chuyên sâu trên các lĩnh vực, coi đây là nhiệm vụ then chốt. Muốn làm mạnh trước hết phải làm đúng, muốn làm đúng phải có kiến thức, kinh nghiệm. Do đó, cán bộ, công chức ngành Nội chính phải khiêm tốn, cầu thị, gương mẫu, tâm huyết, phải có bản lĩnh, có dũng khí bảo vệ cái đúng, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với cái sai; giữ mình trong sạch, liêm chính, thường xuyên học hỏi nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nhìn lại chặng đường hơn 57 năm xây dựng và trưởng thành, nhất là 10 năm tái lập trở lại đây, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách, nhiều vấn đề mới nảy sinh, phức tạp, nhạy cảm, nhưng ngành Nội chính Đảng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không ngừng trưởng thành và phát triển, đã góp phần rất quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, PCTN, TC, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Trong thời gian tới, phát huy truyền thống vẻ vang của ngành Nội chính Đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, nhân viên Ban Nội chính Trung ương nói riêng và ngành Nội chính Đảng nói chung quyết tâm nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, trung thành, liêm chính, bản lĩnh, tận tụy, sáng tạo, vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin của Đảng và kỳ vọng của Nhân dân.
(Tiêu đề do VietNamNet đặt)
相关文章
随便看看