【soi kèo ac milan vs monza】Bài báo bị từ chối

Trước tình cảnh hàng ngàn hộ dân phải sống trong cảnh “màn trời chiếu đất”,i bsoi kèo ac milan vs monza không điện, không nước sạch trong nhiều ngày, Chính phủ đã phải cứu trợ khẩn cấp 2 tỉnh bị thiệt hại nặng nhất là Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ngoài ra, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQVN, MTTQ các tỉnh, thành đã vận động cán bộ, công nhân viên chức ủng hộ tối thiểu 1 ngày lương để hỗ trợ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 10. Bạn tôi làm việc ở cơ quan văn phòng một bộ tại Hà Nội, sau khi đi đóng góp hỗ trợ về đã nỗi niềm gọi điện cho tôi. Anh bảo xem tivi, chứng kiến bão tàn phá miền Trung dữ dội nên ai cũng tình nguyện san sẻ một ngày lương. Cơ quan thông báo ngày chủ nhật mọi người có mặt đông đủ để đóng góp ủng hộ đồng bào, nhưng vì có việc bận nên chiều thứ sáu, bạn bỏ tiền vào bao thư nhờ chị trưởng phòng đóng hộ. Chị giẫy nảy lên, bảo phải đến tự bỏ bao thư vào thùng cho đông đủ đội hình để còn quay phim, chụp ảnh đăng báo. Không gửi được, bạn đành phải đến “cho đông đủ đội hình”. Kết quả, cơ quan đóng góp được gần 30 triệu đồng, số tiền không lớn nhưng ai cũng hài lòng vì “góp gió thành bão”.

Điều khiến bạn nỗi niềm không phải là việc quay phim, chụp hình cảnh mọi người “tươi cười quyên góp” hay số tiền ủng hộ không lớn mà là cảnh 7 chiếc xe con của các sếp giăng hàng ngoài sân. Tôi bảo, các sếp có tiêu chuẩn thì được sử dụng xe, có sao đâu? Giọng bạn buồn buồn: “Cơ quan mình mới sáp nhập từ nhiều bộ phận nên có nhiều cấp phó và chuyên gia cao cấp, có đến 6 vị thứ trưởng và tương đương, theo tiêu chuẩn 2 người một xe, nhưng không vị nào chịu đi xe chung nên cơ quan có đến 7 xe riêng. Thủ trưởng đơn vị được dùng 1 xe đưa đón là đúng tiêu chuẩn, mình chẳng nói. Nhưng còn các ông phó và chuyên gia không chịu đi chung mà nghễu nghện mỗi ông một xe thì lãng phí quá. Nếu tính chi phí cho mỗi xe 10 triệu đồng/tháng thì mỗi năm số tiền lãng phí do chi vào 3 chiếc xe không đúng tiêu chuẩn đã là 360 triệu đồng, lớn hơn gấp nhiều lần số tiền cả cơ quan quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung”. Tôi hỏi: “Sao ông không góp ý với thủ trưởng cơ quan?”. Bạn trả lời: “Mình còn 5 năm nữa mới đến tuổi nghỉ hưu. Nói thật là cũng hơi mệt mỏi, nhưng mình không muốn nghỉ hưu sớm”. Tôi nghe một tiếng thở dài. Suy nghĩ một lát, tôi khuyên bạn: “Hay ông viết thành một bài báo nho nhỏ rồi gửi cho một tờ báo ở thủ đô để “thay lời muốn nói” vậy”. Bạn trả lời: “Mình không viết nhưng đã cung cấp thông tin cho một bạn trẻ ở một tờ báo nọ. Nó bảo bác thông cảm, cháu không viết nội dung này được, vì nó cũng na ná như ở cơ quan cháu. Tòa soạn của cháu không có nhiều phó nhưng cũng mỗi ông đòi một xe. Đợt các sếp đi trao quà từ thiện ở vùng sâu mà rồng rắn vài ba xe, tiện thể đi du lịch luôn. Cháu viết bài này, các sếp lại bảo cháu ám chỉ họ thì nguy. Tôi lại gọi cho một người quen ở một tòa soạn khác và cũng được trả lời như thế. Chán quá nên tôi gọi cho ông”. Tôi trả lời: “Nhưng chuyện của ông ở mãi thủ đô, tôi làm ở báo tỉnh, làm sao mà đăng bài này được!?”.

Tôi viết lại câu chuyện này vào đúng thời điểm cơn bão số 12 đang hoành hành tàn phá các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế. Với mức độ tàn phá gần sát với mức thảm họa của cơn bão này, và với truyền thống “Thương người như thể thương thân”, người dân cả nước, trong đó có hàng triệu cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước lại sẽ chung tay, nhường cơm sẻ áo cho đồng bào vùng thiên tai. Hy vọng không còn nỗi băn khoăn, trăn trở cùng những tiếng thở dài như của bạn tôi. Và hy vọng không có bài báo nào khiến các tòa soạn phải từ chối như câu chuyện tôi vừa kể.

Thảo Linh

Cúp C2
上一篇:Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
下一篇:Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân