Thời gian qua,ắngnghengườtyle keonhacai UBMTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã xây dựng những mô hình hay có hiệu quả trong việc tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trên nhiều lĩnh vực. Ông Đặng Văn Chính, ở ấp 1A, xã Tân Hòa, gửi thư góp ý về tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Khoảng 2 năm nay, đều đặn vào ngày thứ sáu của tuần cuối cùng trong tháng, UBMTTQ Việt Nam xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, cùng với lãnh đạo Đảng ủy, UBND và các đoàn thể xã Đông Phước tổ chức đoàn đến một khu vực trong ấp để đối thoại với người dân. Việc làm này được triển khai thực hiện thông qua mô hình “Ngày thứ sáu cuối tháng nghe dân nói” do UBMTTQ Việt Nam xã Đông Phước A phát động từ năm 2014. Đối với người dân xã Đông Phước A, “Ngày thứ sáu cuối tháng nghe dân nói” đã trở thành một hình thức sinh hoạt dân chủ thực sự. Nội dung các cuộc tiếp xúc, đối thoại với nhân dân bao gồm việc góp ý về đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên; tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh; việc cải cách hành chính theo mô hình một cửa; những vấn đề bức xúc liên quan đến đời sống nhân dân… Chính nhờ những cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp như thế đã giúp cấp ủy, chính quyền xã giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của nhân dân về pháp luật, từng bước đổi mới công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, góp phần nâng cao mức độ hài lòng của nhân dân. Từ khi mô hình được triển khai đến nay, UBMTTQ Việt Nam cùng các đoàn thể xã Đông Phước A tổ chức được 17 cuộc tiếp xúc, đối thoại và lắng nghe được 306 ý kiến đóng góp của người dân. Các ý kiến, kiến nghị của người dân tại cuộc tiếp xúc được giải quyết cơ bản thỏa đáng, được người dân đồng tình. Những ý kiến vượt thẩm quyền được ghi nhận và gửi về cấp trên để xử lý. Bà Nguyễn Thị Thanh, ở ấp Long Lợi, xã Đông Phước A, chia sẻ: “Theo tôi thấy, việc lãnh đạo địa phương tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại với người dân như thế này rất có ý nghĩa. Thông qua các buổi gặp gỡ, người dân có quyền bày tỏ quan điểm của mình về một số mặt mà địa phương làm được và chưa được để cùng nhau sửa chữa và thực hiện tốt hơn. Ngoài ra, tham gia các buổi đối thoại, người dân còn hiểu rõ thêm về các chính sách mới được Nhà nước ban hành…”. Ông Trần Văn Lễ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Đông Phước A, cho biết: Mô hình “Ngày thứ sáu cuối tháng lắng nghe dân nói” đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, công chức xã. Đội ngũ cán bộ, công chức nâng cao năng lực công tác cũng như thực hiện tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được giao. Mục đích của mô hình này là tạo cho lực lượng cán bộ, công chức xã phong cách làm việc “Trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”, đồng thời khẳng định muốn làm được việc phải nghe dân nói. Cũng với mục đích tổ chức lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân, nhưng UBMTTQ Việt Nam xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, lại tổ chức bằng hình thức khác thông qua mô hình “Hộp thư góp ý gia đình”. Đây là mô hình mới được UBMTTQ Việt Nam xã Tân Hòa đề xuất và triển khai xây dựng thí điểm tại ấp 1A. Tại đây, trước mỗi gia đình đều đặt một hộp thư, ngoài giúp người dân thuận tiện trong việc tiếp nhận bưu phẩm, còn là nơi để bà con đóng góp ý kiến xung quanh việc thực hiện chế độ, chính sách, thái độ làm việc của cán bộ địa phương. Vào thứ tư, thứ sáu trong tuần, nhân viên bưu điện đến nhận thư, bưu phẩm của người dân, sau đó chuyển đến địa chỉ cần nhận. Đối với những lá thư không ghi địa chỉ người gửi, nhân viên bưu điện sẽ chuyển đến cán bộ địa phương (theo quy ước từ trước), đó là những lá thư góp ý trong nội bộ xóm ấp cần có sự can thiệp của chính quyền địa phương. Nhờ có sự quy định cụ thể, rõ ràng nên dù mới ra mắt nhưng mô hình đã mang lại hiệu quả trong công tác thực hiện dân chủ tại cơ sở. Bà Phạm Thị Ngoan, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hòa, cho biết: “Khi biết xã triển khai mô hình “Hộp thư góp ý gia đình” tại nhà, người dân ở ấp rất đồng tình. Với hình thức góp ý này sẽ giúp bà con mạnh dạn hơn trong việc đóng góp ý kiến cũng như đề xuất, kiến nghị đến với lãnh đạo địa phương. Từ những đóng góp đó, chính quyền địa phương có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả, góp phần củng cố, xây dựng chính quyền vững mạnh”. Ông Đặng Văn Chính, ở ấp 1A, xã Tân Hòa, cho biết: “Hộp thư góp ý gia đình còn giúp người dân gửi đến chính quyền địa phương những thông tin về tình hình trật tự trong xóm ấp. Chẳng hạn như khi thấy một người quen trong xóm dùng xuyệt điện để đánh bắt cá, thanh niên tụ tập đá gà, đánh bài ăn tiền hay chạy xe lớn tiếng trong đêm cũng có thể viết thư gửi đến chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời mà không sợ phiền hà về sau”. Phải thấy rằng, mô hình “Ngày thứ sáu cuối tháng nghe dân nói” và mô hình “Hộp thư góp ý gia đình” là những cách làm hay được UBMTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thực hiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, thông qua các buổi đối thoại, các hộp thư góp ý đưa ra của người dân không thuộc thẩm quyền cấp xã được ghi nhận cần phải sớm xem xét, giải quyết, nếu không sẽ tạo sự nhàm chán trong người dân. Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT |