【kèo real betis】70 năm tay súng, tay đàn

 人参与 | 时间:2025-01-25 04:33:22

Báo Cà Mau(CMO) Được thành lập từ những buổi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, trưởng thành qua hai cuộc chiến tranh giữ nước, Đoàn Văn công Quân khu 9 có nhiều đóng góp to lớn trong việc tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp Nhân dân hăng hái tham gia vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Dù đã 70 năm kể từ ngày thành lập, song, ngọn lửa cống hiến nghệ thuật của đoàn vẫn rực cháy với lớp thế hệ trẻ kế thừa.

Hôm nay, thế hệ nghệ sĩ, chiến sĩ của Đoàn Văn công Quân khu 9 đã và đang tiếp nối nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Thời chiến, họ đem lời ca tiếng hát động viên tinh thần chiến đấu, nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng. Thời bình, họ là cánh tay đắc lực trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đông đảo người dân đến xem và cổ vũ, tiếp thêm động lực cho anh em chiến sĩ, nghệ sĩ hoàn thành nhiệm vụ.

Nhớ thời tiếng hát át tiếng bom

Tiền thân của đoàn là Đội Võ trang tuyên truyền, được thành lập năm 1947. Trải qua hai cuộc kháng chiến, do yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở từng thời kỳ, đoàn từng chia tách thành hai đơn vị là Đoàn Văn công Quân khu 8 và Đoàn Văn công Quân khu 9. Năm 1975, hai đoàn sáp nhập với nhau và với bộ phận ca kịch cải lương của Đoàn Văn công Quân giải phóng miền Nam, trở thành Đoàn Văn công Quân khu 9. Đến năm 1992, đoàn được đổi tên là Đoàn Nghệ thuật Quân khu 9, đến năm 2012 thì trở về với tên gọi Đoàn Văn công Quân khu 9 cho đến hôm nay. Dù với tên gọi nào thì tập thể diễn viên đoàn vẫn luôn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Ký ức về những tháng năm đã qua trở thành niềm tự hào của đoàn. Ra đời trong chiến tranh, giữa đạn bom ác liệt, những phong trào như "Tiếng hát át tiếng bom", "Tiếng hát sát chiến trường" của Đoàn Văn công Quân khu 9 từng hun đúc ý chí cách mạng, thổi bùng ngọn lửa yêu nước, nung nấu tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh trong mọi tầng lớp Nhân dân. Những ca khúc nổi tiếng như: Nam Bộ kháng chiến, Lên đàng, Bắc Sơn, Tiểu đoàn 307, Nhạc rừng, Lá xanh, Bài ca may áo, Chiếc khăn tay… Những vở kịch ngắn như Lòng dân, Tiền tuyến đã thấm sâu vào trong máu thịt của chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đoàn đi biểu diễn khắp nơi, từ các tỉnh Tây Nam Bộ đến hải đảo xa xôi như Trường Sa, Hoàng Sa. Hoạt động của đoàn góp phần động viên tinh thần chiến đấu, nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng cho quân và dân nơi chiến khu.

Trong hai cuộc kháng chiến, tập thể diễn viên luôn đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, giữ vững tinh thần cách mạng, dũng cảm kiên cường, vượt qua mọi hy sinh gian khổ, bám đất bám dân, bám chiến trường, bám mặt trận. Không chỉ hát hay, diễn giỏi, các diễn viên còn trực tiếp cầm súng chiến đấu, đẩy lùi nhiều trận càn của địch. Nhiều đồng chí đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Sau ngày giải phóng, Đoàn Văn công Quân khu 9 tình nguyện đi biểu diễn phục vụ chiến trường Campuchia.

Tự hào người chiến sĩ văn công

Hiện nay, Đoàn Văn công Quân khu 9 có 4 đội biểu diễn chuyên nghiệp, bao gồm đội múa, ca, nhạc và sân khấu cải lương. Một trong những mục tiêu phát triển quan trọng của đoàn là phát huy cao nhất bản sắc dân tộc và phong cách văn hoá truyền thống vùng sông nước Nam Bộ. Đặc biệt là duy trì và phát triển loại hình sân khấu cải lương, món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân vùng sông nước Nam Bộ. Đội cải lương có 17 thành viên, trong đó có những nghệ sĩ chỉ mới 18 tuổi. Trong những vở diễn của đoàn, không thể thiếu những trích đoạn cải lương hay tiết mục ca cổ. Vì vậy, việc xây dựng đội cải lương trẻ về tuổi đời, mạnh về chất lượng, đang là mục tiêu được đoàn hướng đến. Những giọng ca như Ngọc Quyền, Thanh Trúc, Thanh Nhường đã nhận được nhiều giải thưởng xuất sắc trong những hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, được khán giả yêu mến.

Ở đội sân khấu cải lương, Trung uý Lê Thị Ngọc Quyền gia nhập đoàn từ khi mới 16 tuổi. Tốt nghiệp lớp cao đẳng chuyên ngành sân khấu cải lương của Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội, sau hơn 9 năm gắn bó, Ngọc Quyền hiện là nghệ sĩ chính cho những vở diễn cải lương của đoàn.

Ngọc Quyền chia sẻ: “Khi tham gia chuyến biểu diễn về nguồn tại Cà Mau lần này, anh em nghệ sĩ trong đoàn và cả Ngọc Quyền cảm thấy hào hứng, xúc động khi thấy bà con đến rất đông để xem đoàn biểu diễn. Mỗi lần như vậy mình càng cảm thấy yêu nghề hơn, đây cũng chính là động lực giúp không chỉ Ngọc Quyền mà tất cả anh em nghệ sĩ, chiến sĩ trong đoàn vượt qua mọi khó khăn, mang lời ca tiếng hát của mình phục vụ chiến sĩ và Nhân dân tận vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo”.

Dù đã 71 tuổi, hễ mỗi lần nghe tin có Đoàn Văn công Quân khu 9 về huyện Trần Văn Thời biểu diễn là bà Diệp Thị Sánh lặn lội từ ấp Cái Bát ra UBND xã Khánh Bình xem đoàn biểu diễn. “Đây là lần thứ 4 tôi xem Đoàn Văn công Quân khu 9 biểu diễn. Thấy anh em nghệ sĩ không ngại đường xa, về tận đây biểu diễn nhiệt tình, tôi rất mừng. Mê nhất là mấy vở cải lương, mấy bài vọng cổ, hát về những chiến thắng của quân ta trong thời chiến. Bởi vì lúc trước, nơi đây cũng từng che chở, đùm bọc cho Đoàn Văn công Quân khu 9 khi về đây biểu diễn phục vụ chiến sĩ, bà con trong vùng căn cứ cách mạng”.

Đoàn Văn công Quân khu 9 biểu diễn nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc.

Phát huy những truyền thống tốt đẹp của một đoàn nghệ thuật trưởng thành từ chiến trường, những năm qua, Đoàn Văn công Quân khu 9 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó. Đoàn đạt rất nhiều Huy chương Vàng, Huy chương Bạc qua các kỳ liên hoan nghệ thuật, hội thi, hội diễn trong và ngoài nước.

Đại tá, soạn giả, đạo diễn Nguyễn Thành Bính, Phó trưởng Đoàn Văn công Quân khu 9, bộc bạch: “Hiện nay, đoàn có một lực lượng diễn viên, nghệ sĩ trẻ đồng đều. Nhờ sự quan tâm của Bộ Tư lệnh Quân khu, Đảng uỷ, Ban Chỉ huy, đoàn tổ chức tuyển chọn diễn viên, lựa chọn những hạt nhân tài năng gắn bó với đơn vị. Bước đầu giúp các em nhận thức được trách nhiệm rằng, muốn trở thành người nghệ sĩ, trước hết phải là người chiến sĩ. Trên mặt trận văn hoá - văn nghệ thì tay đàn, tay súng đi khắp chiến trường, từ kháng chiến chống Mỹ, đến giai đoạn bảo vệ Tổ quốc, biên giới Campuchia. Điều đáng mừng là dù đang sống trong thời bình, nhưng thế hệ trẻ hôm nay vẫn không ngại khó khăn, đến tận Mũi Cà Mau hay hải đảo xa xôi như Trường Sa, Hoàng Sa biểu diễn".

Sau 70 năm hình thành và phát triển, Đoàn Văn công Quân khu 9 đã góp sức cùng toàn dân viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc, tiếp bước các thế hệ cha anh đi trước và những chiến sĩ, nghệ sĩ của đoàn đang tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp ấy. Những ca khúc hôm nay mang niềm tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc, chứa đựng niềm tin về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Dù ở bất kỳ giai đoạn nào, các chiến sĩ, nghệ sĩ của Đoàn Văn công Quân khu 9 cũng luôn kiên cường phấn đấu, đáp ứng mọi nhu cầu trong đời sống văn hoá tinh thần của quân và dân ta, như những cánh chim không mỏi, ngày ngày tung cánh bay cao trên mặt trận văn hoá, tư tưởng, đồng hành cùng Nhân dân và chiến sĩ nơi quê nhà./.

Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/71947-27/7/2017) và chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Đoàn Văn công Quân khu 9 (15/7/1947-15/7/2017), đoàn tổ chức chuyến về nguồn, biểu diễn nghệ thuật phục vụ cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân Cà Mau. Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc được các nghệ sĩ, diễn viên, chiến sĩ biểu diễn như ca múa nhạc, ca cổ, tấu hài và những ca khúc cách mạng ca ngợi Đảng, Bác Hồ, truyền thống quân đội hào hùng của dân tộc. Hiện đoàn có hơn 50 nghệ sĩ trẻ, trang thiết bị hiện đại, mỗi năm biểu diễn hơn 80 buổi, có khi lên đến 120 buổi.

Bài và ảnh: Mơ Thảo

顶: 6踩: 71