Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Cơ sở pháp lý để phối hợp thực thi pháp luật trên biển Phối hợp thực thi pháp luật trên biển: Hiệu quả từ triển khai Luật Cảnh sát biển Việt Nam Cảnh sát biển Việt Nam thi đua bảo vệ chủ quyền,ảnhsátbiểntăngcườngtìmkiếmcứunạncứuhộtrênbiểkết quả bóng đá vô địch quốc gia australia quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển Kiểm tra thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam tại Khánh Hòa |
Đưa ngư dân gặp nạn lên bờ an toàn Những năm qua, cùng với phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt thực thi pháp luật trên biển, cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã tích cực tham gia tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục sự cố trên biển, góp phần giúp ngư dân vươn khơi, bám biển đánh bắt hải sản gắn với phối hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Thực hiện nhiệm vụ trên biển theo Điều 8 của Luật Cảnh sát biển Việt Nam, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng luôn xác định việc hỗ trợ, cứu dân, giúp dân, bảo vệ dân là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình. Bởi vậy, khi có tình huống xảy ra trên biển, được lệnh của cấp trên, dù ngày hay đêm, cán bộ, chiến sĩ đơn vị không quản ngại khó khăn vất vả, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. | Cảnh sát biển đưa ngư dân đột quỵ về đất liền. |
Lúc 5 giờ 25 phút, ngày 8/11, nhận được thông tin tàu cá KG-93096-TS của ngư dân tỉnh Kiên Giang đang chở 3.000 công nước đá từ Sóc Trăng đi Côn Đảo đến cách Tây Bắc Côn Đảo khoảng 17 hải lý bị phá nước, nước tràn vào khoang máy và khoang đá lạnh phía trước không khắc phục được, có nguy cơ cao bị chìm. Ngay sau khi nhận được lệnh, bằng tinh thần khẩn trương, trách nhiệm cao, tàu CSB 2011 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3) đã lên đường đến vị trí tàu cá bị nạn. Đến 7 giờ 23 phút cùng ngày, tàu CSB 2011 đã tiếp cận được tàu cá KG-93096-TS và cứu vớt thành công 6 người trên tàu cá, chuyển lên tàu bảo đảm an toàn, tình trạng sức khỏe các thuyền viên bình thường. Đây chỉ là một trong hàng trăm vụ việc cứu hộ của lực lượng Cảnh sát biển trong thời gian qua. Trước đó, đêm 26/10, khi đang thực hiện nhiệm vụ trên khu vực biển Tây Nam, biên đội tàu CSB 4033 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 nhận được tín hiệu đề nghị hỗ trợ y tế từ tàu cá KG 93705 TS do ông Trương Văn Phúc trú tại Vĩnh Hòa, U Minh Thượng, Kiên Giang làm thuyền trưởng về việc trên tàu có 2 ngư dân bị ngạt khí độc (do làm việc trong hầm cá). Nhận được tin báo, biên đội tàu CSB 4033 đã điều động tổ công tác cơ động tiếp cận tàu cá để hỗ trợ y tế cho ngư dân. Tại thời điểm tiếp cận, trên tàu cá có 1 người đã tử vong, 1 người còn lại đang trong tình trạng nguy kịch, mạch yếu, nhịp thở nông. Tổ Quân y đã tiến hành cấp cứu, chăm sóc y tế và nạn nhân đã có tiến triển tốt, huyết áp và hơi thở ổn định. Ngay sau đó, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã hướng dẫn thuyền trưởng tàu cá KG 93705 TS tiếp tục theo dõi, chăm sóc sức khỏe và khẩn trương đưa nạn nhân về bờ để điều trị. Sáng sớm 22/10, khi nhận được tín hiệu cấp cứu từ tàu cá QNg-96590-TS có một ngư dân trú tại Bình Sơn, Quảng Ngãi bị đột quỵ cần hỗ trợ cấp cứu khẩn cấp, tàu CSB 8002, Hải đoàn 21, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã xin ý kiến Sở Chỉ huy và nhanh chóng tìm kiếm và tiếp cận tàu cá QNg-96590-TS. Đến trưa cùng ngày, tàu CSB 8002 đã tiếp cận tàu QNg-96590-TS, cử tổ công tác cùng y sĩ sang tàu cá tổ chức sơ cấp cứu ban đầu và chuyển bệnh nhân sang tàu để khẩn trương hành trình về đất liền. Do sức khỏe bệnh nhân yếu, tàu đã cử Tổ Quân y trực 24/24, thường xuyên kiểm tra theo dõi tình trạng sức khỏe. Đến chiều, tàu CSB 8002 cập cảng Dung Quất, Quảng Ngãi bàn giao bệnh nhân cho gia đình và địa phương tiếp tục chữa trị. Nhiệm vụ chiến đấu thời bình trên biển Thiếu tướng Trần Văn Xuân, Phó Chính ủy Cảnh sát biển cho biết, cùng với thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trên biển, trong đó có đấu tranh phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), lực lượng Cảnh sát biển còn tích cực tham gia tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục sự cố trên biển. | Tàu CSB 2011 tiếp cận tàu cá KG-93096-TS bị nạn trên biển. |
Đặc biệt, lực lượng Cảnh sát tuần tra, kiểm soát trên vùng biển rộng lớn và thường nhận được tín hiệu “cầu cứu” của ngư dân gặp nạn. Mặc dù còn nhiều khó khăn về lực lượng, phương tiện, song lực lượng Cảnh sát biển luôn quán triệt tốt phương châm: Tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, là trách nhiệm chính trị của Cảnh sát biển” và nguyên tắc “Nhanh chóng, kịp thời, chính xác, cứu người trước, cứu phương tiện sau, coi người bị nạn như người thân trong gia đình”. Hằng năm, lực lượng Cảnh sát biển luôn xây dựng, bổ sung, điều chỉnh và huấn luyện, diễn tập thành thục các kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, đúng quy chế với các lực lượng và địa phương trong cứu hộ, cứu nạn trên biển, tạo sức mạnh tổng hợp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó, công tác củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo, chỉ huy các cấp cùng hệ thống cơ sở vật chất cứu hộ, cứu nạn từng bước được tăng cường, tạo nền tảng vững chắc cho đơn vị nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn trên biển, nhất là ở vùng biển xa, Thiếu tướng Trần Văn Xuân nhấn mạnh. Trong bất kỳ điều kiện thời tiết khó khăn, mưa bão trên các vùng biển và ở những nơi đảo xa, khi ngư dân gặp sự cố cần sự hỗ trợ thì cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển đều có mặt kịp thời để giúp đỡ, cứu trợ...; giúp ngư dân khai thác hải sản và thực hiện các hoạt động hợp pháp khác an toàn, góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Dự báo những năm tới, tình hình thời tiết trên biển nói chung và vùng biển tây nam nói riêng sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Bên cạnh đó, tàu cá của ngư dân Việt Nam bị nạn ở các vùng biển xa giáp ranh với Thái Lan, Malaysia, tàu của đơn vị xuất phát từ căn cứ phải mất nhiều thời gian mới đến được khu vực tàu bị nạn, nhất là trong điều kiện thời tiết xấu... Trước thực tế đó, Thiếu tướng Trần Văn Xuân cho rằng, để cứu hộ, cứu nạn kịp thời khi có tình huống xảy ra, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển thực hiện nghiêm các chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến, trực sẵn sàng chiến đấu, cứu hộ, cứu nạn...; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nắm và dự báo chính xác tình hình thiên tai, bão lũ, áp thấp nhiệt đới...; chủ động tham mưu đề xuất các biện pháp xử lý; sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện cơ động ứng phó, xử trí kịp thời, hiệu quả các tình huống, bảo đảm tuyệt đối an toàn về người và phương tiện, trang thiết bị. Lực lượng Cảnh sát biển thường xuyên tuyên truyền về bảo đảm an toàn hàng hải và tìm kiếm cứu nạn cho người đi biển; bảo đảm tất cả tổ chức, cá nhân đều tiếp cận được đài trực canh tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn của lực lượng Cảnh sát biển. Từ đó, góp phần ngăn chặn, ứng cứu kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản trên biển; phối hợp thông tin hiện trường với các lực lượng phối hợp, hiệp đồng trong quá trình diễn ra công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển. Duy trì nghiêm chế độ trực ban cứu hộ, cứu nạn 24/24 giờ trong ngày và giữ thông tin liên lạc với các trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực, ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn và phòng thủ dân sự các tỉnh ven biển, ở khu vực biển Bộ Tư lệnh Vùng phụ trách và các lực lượng khác trên địa bàn đóng quân; kịp thời trao đổi thông tin những tình huống xảy ra để cùng phối hợp hỗ trợ và xử lý... |